Rủi ro chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi và có thể gây ra những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những rủi ro đó có thể hạn chế bằng việc quản trị rủi ro chuỗi cung ứng.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được cách để quản trị rủi ro chuỗi cung ứng hiệu quả!
Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng tốt giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn
1. Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng là gì?
Là việc thực hiện các chiến lược để quản lý các rủi ro hàng ngày và rủi ro đặc biệt dọc theo chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Từ đó, dựa trên các đánh giá này để đưa ra các quyết định nhằm giảm rủi ro và đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng. |
Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần có những giải pháp quản trị rủi ro chuỗi cung ứng để xác định và quản lý các rủi ro có thể gặp phải. Từ đó có các phương án xử lý, thay thế phù hợp.
Việc quản lý hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng phát triển của doanh nghiệp.
2. Mục đích và mục tiêu của quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng
Không phải bỗng dưng mà các doanh nghiệp cần có những chiến lược quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng. Mục đích của việc quản lý rủi ro chuỗi cung ứng cụ thể như sau:
- Xác định và ưu tiên những yếu tố quan trọng.
- Lập ra bản đồ toàn bộ chuỗi cung cấp để xác định sự phụ thuộc lẫn nhau.
- Xác định các điểm thất bại tiềm năng dọc theo chuỗi cung ứng.
Quản trị chuỗi cung ứng để nhằm đạt được các mục tiêu như sau:
- Duy trì việc cung cấp sản phẩm liên tục.
- Đảm bảo sự linh hoạt của chuỗi trong các trường hợp gián đoạn.
- Tránh hiệu ứng domino có thể trong chuỗi.
- Tăng khả năng ứng phó của chuỗi với những gián đoạn bất thường.
Cần xác định mục đích và mục tiêu trước khi quản trị rủi ro chuỗi cung ứng
3. Quy trình quản trị rủi ro chuỗi cung ứng đã biết
Quy trình quản trị được chia theo rủi ro đã biết và rủi ro chưa xác định. Các rủi ro đã biết là những rủi ro có thể xác định, đo lường thông qua kinh nghiệm đã có của doanh nghiệp.
3.1. Xác định và lập hồ sơ rủi ro
Đầu tiên, bạn cần xác định các rủi ro chuỗi cung ứng có thể gặp phải ở mỗi nút của chuỗi cung ứng — nhà cung cấp, nhà máy, kho hàng và tuyến đường vận chuyển. Rủi ro được nhập vào sổ đăng ký rủi ro và được theo dõi chặt chẽ trên cơ sở liên tục.
Để nhận biết được những rủi ro doanh nghiệp mình có khả năng gặp phải, bạn có thể tham khảo bài viết:
Khái niệm và phân loại các rủi ro trong chuỗi cung ứng
3.2. Xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro chuỗi cung ứng
Để xây dựng một khuôn khổ quản lý rủi ro tích hợp, mọi rủi ro trong sổ đăng ký phải được cho điểm dựa trên ba khía cạnh:
- Tác động đến tổ chức nếu rủi ro xảy ra.
- Khả năng xảy ra rủi ro.
- Sự chuẩn bị của tổ chức để đối phó với rủi ro cụ thể đó.
Điều quan trọng là phải thiết kế và sử dụng một phương pháp tính điểm nhất quán để đánh giá tất cả các rủi ro. Điều này cho phép sắp xếp thứ tự ưu tiên về mức độ đe dọa của các rủi ro và khả năng xảy ra tổn thất của những rủi ro đó.
3.3. Theo dõi rủi ro
Luôn theo dõi, giám sát để xác định các rủi ro có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp
Một khi khuôn khổ quản lý rủi ro được thiết lập, giám sát liên tục là một trong những yếu tố thành công quan trọng trong việc xác định các rủi ro có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Sự xuất hiện gần đây của các công cụ kỹ thuật số đã làm cho điều này trở nên khả thi đối với cả những chuỗi cung ứng phức tạp nhất, bằng cách xác định và theo dõi các chỉ số rủi ro hàng đầu.
Các hệ thống giám sát hiệu quả sẽ được tùy chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp, kết hợp các dự đoán về tác động, khả năng xảy ra và sự chuẩn bị sẵn sàng.
3.4. Quản trị và đánh giá rủi ro thường xuyên
Ban quản trị gồm đại diện các bên tham gia chuỗi cung ứng
Bước quan trọng cuối cùng là thiết lập một cơ chế quản trị để giám sát định kỳ các rủi ro trong chuỗi cung ứng và xác định các biện pháp để giảm thiểu, cải thiện khả năng phục hồi và tính linh hoạt của chuỗi cung ứng.
Ban quản trị gồm đại diện của các bên tham gia vào chuỗi cung ứng. Ban quản trị sẽ họp định kỳ để xem xét các rủi ro hàng đầu trong chuỗi cung ứng và xác định các phương pháp giảm thiểu.
4. Cách quản trị rủi ro chuỗi cung ứng chưa xác định
Rủi ro chưa xác định thường khó hoặc không thể dự đoán, định lượng hoặc được đưa vào khuôn khổ quản trị rủi ro như các rủi ro trong chuỗi cung ứng đã biết. Doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro chưa xác định bằng cách thiết lập các biện pháp để phòng tránh kết hợp với xây dựng văn hóa nhận thức rủi ro.
Quản trị rủi ro chưa xác định bằng cách thiết lập biện pháp phòng tránh và nhận thức rủi ro
4.1. Xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc cho chuỗi cung ứng
Các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phòng vệ vững chắc từ ngôn ngữ yêu cầu đề xuất (RFP) đến đào tạo công nhân để xác định và ngăn chặn những rủi ro chưa biết ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
4.2. Xây dựng văn hóa nhận thức rủi ro cho doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa nhận thức rủi ro giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn khi rủi ro xuất hiện
Văn hóa nhận thức rủi ro giúp doanh nghiệp thiết lập và duy trì các lớp phòng thủ vững chắc chống lại các rủi ro chưa biết. Đồng thời phản ứng nhanh hơn khi một rủi ro không xác định xuất hiện và đe dọa tới hoạt động của doanh nghiệp.
- Nhìn nhận: Quản lý và nhân viên cần được trao quyền để được biết về những thất bại của công ty và bài học từ những sai lầm trước đó. Sự cởi mở này thúc đẩy một môi trường mà bạn có thể lên tiếng và giải quyết các vấn đề. Về mặt văn hóa, điều quan trọng là doanh nghiệp không được nản lòng hoặc chỉ chú ý vào việc truy cứu trách nhiệm khi một rủi ro xảy ra, mà thay vào đó là cùng nhau hợp tác để hướng tới một giải pháp nhanh chóng.
- Tính minh bạch: Các nhà lãnh đạo phải xác định rõ ràng và minh bạch về khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Giảm thiểu rủi ro thường có chi phí gia tăng liên quan. Và do đó, điều quan trọng là phải căn cứ vào rủi ro nào cần được giảm thiểu và rủi ro nào doanh nghiệp có thể gánh chịu. Văn hóa của doanh nghiệp cũng phải cho phép chia sẻ công khai các dấu hiệu cảnh báo về rủi ro bên trong và bên ngoài.
- Khả năng đáp ứng: Nhân viên cần được trao quyền để nhận thức và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi bên ngoài. Điều này có thể được khuyến khích bằng cách tạo ra một môi trường sở hữu, nơi các thành viên cảm thấy cần phải chịu trách nhiệm về kết quả của các hành động và quyết định của mình.
- Sự tôn trọng: Mối quan tâm đến rủi ro của nhân viên phải phù hợp với doanh nghiệp, để tránh việc các cá nhân hoặc nhóm không chấp nhận rủi ro hoặc chỉ hành động có lợi cho bản thân nhưng gây hại cho doanh nghiệp.
5. Hạn chế rủi ro chuỗi cung ứng với giải pháp của CRIF D&B Việt Nam
Rủi ro trong chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi và biến mất hoàn toàn, bởi vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp để hạn chế chúng:
- Đối với các rủi ro nội bộ: Doanh nghiệp cần liệt kê ra những rủi ro theo khả năng có thể xảy ra với doanh nghiệp mình, từ đó lên kế hoạch hạn chế và quản trị.
- Đối với các rủi ro từ bên ngoài: Doanh nghiệp không thể kiểm soát nhưng có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đánh giá các nhà cung cấp, từ đó lựa chọn các bên tham gia đạt tiêu chuẩn để hạn chế rủi ro tốt nhất.
Hiện nay, để quản lý rủi ro từ chuỗi cung ứng, việc tìm đến các giải pháp chuyên nghiệp là một lựa chọn lý tưởng để tiết kiệm thời gian và chi phí. CRIF D&B Việt Nam cung cấp giải pháp báo cáo quản lý rủi ro với các thông tin hữu ích từ các doanh nghiệp khác, các nhà cung cấp, nhờ đó, doanh nghiệp bạn có thể đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn khi hợp tác với 1 doanh nghiệp bất kỳ, từ đó xác định được những đối tác, nhà cung cấp phù hợp. Giải pháp này cung cấp hai loại báo cáo dưới đây:
- Báo cáo thông tin doanh nghiệp: Được lấy từ các nguồn đáng tin cậy nhất về thông tin kinh doanh, giúp bạn nắm được tính linh hoạt của công ty, sự ổn định về tài chính và vị thế của doanh nghiệp.
- Báo cáo thông tin nhà cung cấp và giải pháp quản lý cung ứng: Giải pháp quản lý nhà cung cấp sẽ chủ động chứng nhận, giám sát và phân tích cơ sở nhà cung cấp của bạn, để bạn có thể giảm thiểu mọi rủi ro về sự gián đoạn của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp của bạn. Kết hợp với báo cáo thông tin nhà cung cấp (SIR) giúp bạn đánh giá các nhà cung cấp và bên thứ ba một cách chủ động và có hệ thống, sử dụng các phân tích nâng cao, biến đổi thông tin thành những hiểu biết cho phép bạn đưa ra quyết định thông minh hơn, chiến lược hơn.
Để tìm hiểu về giải pháp báo cáo quản lý rủi ro của CRIF D&B Việt Nam, bạn có thể tham khảo: Giải pháp báo cáo quản lý rủi ro
Giải pháp đánh giá rủi ro của CRIF D&B Việt Nam giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cách quản trị rủi ro chuỗi cung ứng. Ngoài những biện pháp thủ công truyền thống, bạn có thể tìm đến giải pháp báo cáo quản lý rủi ro của CRIF D&B Việt Nam. Giải pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, nắm bắt được cơ hội kinh doanh và tăng lợi thế cạnh tranh của mình.
Để nhận được tư vấn chi tiết về giải pháp thông minh này, hãy liên hệ trụ sở CRIF D&B Việt Nam qua:
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com