5 FORM mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp cho doanh nghiệp

Thiết lập form mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp chuẩn xác, phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tạo một chuẩn chung giúp dễ dàng phân tích, đánh giá về các nhà cung cấp. Bạn hãy cùng CRIF D&B Việt Nam tìm hiểu về các form mẫu này qua bài viết sau.

1. Sự cần thiết của form đánh giá nhà cung cấp

Thực hiện đánh giá nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được “sức khỏe”, hiệu suất, khả năng cam kết cũng như các nguy cơ rủi ro liên quan đến nhà cung cấp của mình. Khi tiến hành, bạn nên có 1 form mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp chung. Điều đó sẽ giúp bạn đạt được nhiều lợi ích như:

  • Giúp đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chí rõ ràng, theo một chuẩn chung.
  • Dễ dàng so sánh các nhà cung cấp với nhau.
  • Dễ tùy biến theo nhóm tiêu chí.
  • Tránh bỏ sót các thông tin trong quá trình đánh giá.
  • Đảm bảo tính hệ thống trong thông tin.
  • Dễ đọc báo cáo và theo dõi đánh giá nhà cung cấp.
Sử dụng form mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp tăng hiệu quả đánh giá

Đánh giá chuẩn xác về nhà cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho hoạt động kinh doanh, phát triển doanh nghiệp của bạn

2. Cách tạo phiếu đánh giá nhà cung cấp cơ bản

Để tạo ra một form mẫu đánh giá nhà cung cấp đầy đủ và chất lượng doanh nghiệp nên tuân thủ theo quy trình các bước như sau:

2.1. Bước 1: Chọn định dạng tài liệu

Để tạo phiếu đánh giá nhà cung cấp, trước hết bạn cần lựa chọn được định dạng tài liệu sẽ làm trên nền tảng nào. Thông thường hiện nay, các công ty sẽ sử dụng phổ biến phiếu đánh giá online, ví dụ như thông qua Google Forms hoặc thống kế đánh giá qua Excel online… 

Ưu điểm của các nền tảng định dạng tài liệu online này là khả năng chỉnh sửa, đồng bộ gần như đồng thời từ nhiều nguồn nhập dữ liệu khác nhau. Mặt khác, dữ liệu đánh giá sau khi được nhập lên nền tảng cũng dễ dàng theo dõi, xuất ra báo cáo đánh giá rõ ràng.

2.2. Bước 2: Liệt kê các chi tiết cần thu thập trong bản nháp

Tiếp theo, bạn hãy liệt kê các chi tiết cần thu thập ra một bản nháp. Điều này sẽ giúp bạn sau khi kết thúc liệt kê sẽ có cái nhìn tổng quan về các chi tiết. Chi tiết này thừa chúng ta có thể bỏ hoặc hợp nhất. Chi tiết nào còn thiếu, chúng ta sẽ bổ sung.

Từ việc liệt kê các chi tiết như vậy, bạn cũng sẽ hình dung và sắp xếp được bố cục, sự kết hợp, thứ tự các chi tiết trong phiếu đánh giá năng lực nhà cung cấp của mình một cách hợp lý, khoa học.

Form mẫu đánh giá nhà cung cấp được tạo thành từ nhiều chi tiết

Mỗi chi tiết bạn thu thập trong form mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp sẽ giúp tạo nên một “bức tranh” toàn cảnh về chuỗi cung ứng

2.3. Bước 3: Tạo phần thông tin về thời gian của bản đánh giá

Bạn cần xác định rõ mốc, thời điểm đánh giá sẽ tiến hành vào ngày hay khoảng thời gian nào. Yếu tố thời gian cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc theo dõi, đánh giá nhà cung cấp trong một khoảng thời gian dài hạn theo từng mốc, giai đoạn cụ thể.

2.4. Bước 4: Kết hợp các tiêu chí và hệ thống đánh giá thành bảng biểu hoàn chỉnh

Các tiêu chí đánh giá cần gắn liền với hệ thống đánh giá có khả năng định lượng, thống kê dễ dàng. Bạn có thể tham khảo hệ thống đánh giá ví dụ như:

  • Thang điểm từ 1 đến 10 điểm
  • Tiêu chí đạt / không đạt
  • Tiêu chí yếu / trung bình / khá / tốt / xuất sắc

Cùng với việc gắn các tiêu chí đánh giá cùng hệ thống đánh giá, bạn nên có thông tin hướng dẫn để người đánh giá có thể chấm điểm, đánh giá chuẩn xác nhất. Ví dụ như nhà cung cấp sẽ cần đạt tiêu chí gì để nhận đánh giá đạt hay không đạt. Hay đánh giá như thế nào là yếu, như thế nào là xuất sắc… Tất cả các tiêu chí, hệ thống đánh giá đều cần rõ ràng, khoa học, có căn cứ, tránh các yếu tố cảm tính.

Bảng đánh giá năng lực nhà cung cấp

Kết hợp các tiêu chí cùng hệ thống đánh giá thành một bảng đánh giá năng lực nhà cung cấp hoàn chỉnh

2.5. Bước 5: Tạo phần thông tin của nhà cung cấp

Thông tin nhà đơn vị cung ứng trong biểu mẫu đánh giá cung cấp sẽ thường bao gồm các thông tin như:

  • Nhà cung cấp
  • ID nhà cung cấp
  • Lĩnh vực kinh doanh
  • Hợp tác cung cấp từ ngày
  • Đầu mối liên hệ nhà cung cấp

Thu thập thông tin nhà cung cấp sẽ giúp bạn dễ dàng thống kế, báo cáo tổng quan hoặc so sánh các nhà cung cấp với nhau.

2.6. Bước 6: Thêm phần đánh giá 

Các tiêu chí đánh giá cụ thể được thể hiện ra thành các chỉ số. Tuy nhiên, để làm rõ hơn các tiêu chí, biểu mẫu đánh giá nhà cung cấp cần đươc bổ sung thêm phần đánh giá, các ý kiến liên quan, bổ sung. Bên dưới đánh giá nên có thông tin thời điểm tiến hành đánh giá; người đánh giá cùng chữ ký xác nhận và dấu công ty.

Xem thêm: 2 Cách đánh giá nhà cung cấp và lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

3. 5 form mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp cơ bản

Dưới đây là 5 form mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp cơ bản mà doanh nghiệp có thể tham khảo để xây dựng bảng đánh giá phù hợp cho mình.

3.1. Mẫu 1: Form mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp mới

Tiêu chí

Không

Nhà cung cấp có kế hoạch gia tăng 50% tổng thu nhập hàng năm từ hoạt động cung ứng vật tư trong năm 2021 không?

   

Nhà cung cấp có cung ứng vật tư tại một địa điểm cố định không?

   

Kích cỡ vật tư cung ứng có vượt quá khả năng kho bãi khách hàng đáp ứng không?

   

Quá trình cung ứng vật tư từ nhà cung cấp đã tiếp cận được với khách hàng là người khuyết tật không? 

Nếu không, nhà cung cấp có kế hoạch khắc phục không? 

   

Nhà cung cấp hiện có bị loại khỏi chương trình hỗ trợ của công ty không?

   

Nhà cung cấp có thể cung cấp đầy đủ biên lai hóa đơn vật tư không?

   

Nhà cung cấp có trang bị hệ thống máy quét để đảm bảo chất lượng vật tư không?

   

Nhà cung cấp có hệ thống máy thanh toán tiện lợi để giao dịch, thanh toán chi phí vật tư không?

   

3.2. Mẫu 2: Form mẫu đánh giá hiệu suất nhà cung cấp

1

2

N/A

Không đạt

Đạt

Không áp dụng

 

Tiêu chí

1

2

N/A

Hàng hóa, dịch vụ được cung cấp kịp thời

     

Hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt

     

Quá trình giao dịch với nhà cung cấp diễn ra dễ dàng

     

Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng

     

Trả lời các câu hỏi, thắc mắc của khách hàng nhanh chóng

     

Giải quyết triệt để các vấn đề khách hàng gặp phải

     

Nhân viên của nhà cung cấp chuyên nghiệp, lịch sự

     

Thực tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ khớp với hóa đơn chi phí

     

3.3. Mẫu 3: Form mẫu đánh giá hoạt động nhà cung cấp

1

2

3

Yếu kém

Trung bình

Tốt

 

Tiêu chí

1

2

3

Chất lượng sản phẩm

     

Chất lượng dịch vụ

     

Khả năng quản lý dự án

     

Khả năng quản lý tài liệu

     

Lập kế hoạch và cung ứng

     

Khả năng cài đặt và vận hành

     

Đảm bảo an toàn lao động

     

Đảm bảo vệ sinh môi trường

     

Năng lực chuyên môn

     

Quá trình đào tạo

     

Khả năng đổi mới, cải tiến

     

Tổ chức vận hành hoạt động

     

Cơ sở vật chất

     

Quản lý giao dịch

     

Giao diện khách hàng

     

3.4. Mẫu 4: Form mẫu đánh giá lại nhà cung cấp

  1. Tên công ty đăng ký
  2. Tên giao dịch
  3. Số đăng ký kinh doanh
  4. Công ty đã hoạt động được bao nhiêu năm
  5. Mã số thuế
  6. Mã bưu chính
  7. Trụ sở
  8. Website
  9. Số điện thoại
  10. Số Fax
  11. Địa chỉ email
  12. Tài khoản ngân hàng | chi nhánh | mã số ngân hàng
  13. Công ty đã đăng ký ISO chưa? (ISO 9000, ISO 14000, ISO 18000)
  14. Công ty có nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm không?
  15. Công ty có nằm trong danh sách của cơ quan chuyên môn nào không?
  16. Xếp hạng công ty ở mức nào?
  17. Điều kiện tín dụng của công ty là gì?
  18. Số lượng nhân viên toàn thời gian?

Vui lòng đính kèm tài liệu sau

 

Chứng nhận mã số thuế

Chứng nhận BBBEE

Séc bị hủy

Chứng nhận hoàn thuế

Phê duyệt (chỉ áp dụng nội bộ)

  • Phê duyệt
  • Phê duyệt có điều kiện
  • Không phê duyệt

Tên người thực hiện

Ngày thực hiện

Chữ ký người thực hiện

3.5. Mẫu 5: Bảng đánh giá nhà cung cấp

1

2

3

Yếu kém

Trung bình

Tốt

 

Tiêu chí

1

2

3

Dịch vụ

     

Đúng hạn

     

Tình trạng hàng hóa cung cấp

     

Tuân thủ hướng dẫn

     

Hàng hóa bị từ chối nhận

     

Xử lý hàng hóa bị từ chối nhận

     

Xử lý khiếu nại

     

Hệ thống kỹ thuật - trợ giúp

     

Hỗ trợ khẩn cấp

     

Cung cấp thông tin đặc biệt theo yêu cầu

     

Khả năng cung cấp hàng hóa mà không cần giám sát liên tục

     

Giữ đúng cam kết

     

Mức độ tin cậy

     

Kỹ năng chuyên môn cho các công việc phức tạp

     

Sở thích cá nhân

     

Xếp hạng tổng thể bởi các đại lý

     

Xếp hạng tổng thể bởi người mua hàng

     

Bạn nên lưu ý 5 form mẫu đánh giá nhà cung cấp chỉ mang tính tham khảo. Để có thể tạo nên một bản đánh giá năng lực nhà cung cấp đầy đủ và có ý nghĩa áp dụng trong thực tế cần đến quá trình nghiên cứu chuyên sâu và một đội ngũ nghiên cứu giàu kinh nghiệm. Nếu doanh nghiệp bạn khó có thể đáp ứng các yêu cầu này thì nên lựa chọn những giải pháp quản lý cung ứng hiệu quả từ CRIF D&B Việt Nam.

4. Giải pháp quản lý cung ứng của CRIF D&B Việt Nam

Xây dựng và thực hiện form mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp là một công việc cần sự tỉ mỉ, đầu tư nhiều thời gian công sức. Bạn có thể tham khảo giải pháp đánh giá nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam. CRIF D&B Việt Nam là một trong những đơn vị chuyên cung cấp thông tin kinh tế, chấm điểm tín dụng và giải pháp quyết định kinh doanh hàng đầu trên thị trường hiện nay. Thông qua giải pháp đánh giá nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam, bạn sẽ nhận diện, đánh giá được hiệu suất, hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp và hạn chế được các rủi ro trong quá trình phát triển, kinh doanh của mình.

Giải pháp quản lý cung ứng của CRIF D&B Việt Nam

Giải pháp quản lý nhà cung ứng của CRIF D&B Việt Nam giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng hiệu quả kinh doanh

Bạn có thể liên hệ với CRIF D&B Việt Nam để nhận được các tư vấn nhanh chóng, chính xác về các form mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp cho doanh nghiệp.

CRIF D&B Việt Nam

Đang gửi....
0 Bình luận

Bài viết liên quan

Tin tức & sự kiện

Copyright © 2019 CRIF D&B VIETNAM LLC - All Rights Reserved.