Thực hiện checklist đánh giá nhà cung cấp có thể giúp bạn nhìn nhận được toàn diện, chính xác, cụ thể về nhà cung cấp của công ty mình. Tuy nhiên, bạn đang băn khoăn chưa biết bắt đầu như thế nào? Bạn có thể cùng CRIF D&B Việt Nam tham khảo 11 checklist đánh giá nhà cung cấp theo mô hình Carter 10Cs qua bài viết dưới đây.
1. Về mô hình Carter 10Cs
Carter 10Cs là một một mô hình đánh giá giúp các công ty lựa chọn được nhà cung cấp cho mình một cách đúng đắn, phù hợp và hiệu quả cao. Mô hình này được Ray Carter công bố vào năm 1995 với 7C. Sau đó, Ray Carter đã bổ sung và hoàn thiện 3C vào mô hình 10Cs như hiện nay.
Các chữ C trong mô hình Carter 10Cs gồm:
- Competence - Năng lực: Nhà cung cấp có đủ năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu của công ty bạn không?
- Capacity - Năng suất: Năng suất hoàn thiện sản phẩm, cung ứng dịch vụ của họ có nhanh chóng, kịp thời?
- Commitment - Cam kết: Nhà cung cấp có tuân thủ đúng cam kết với công ty bạn không?
- Control - Kiểm soát: Nhà cung cấp có thực hiện kiểm soát chính sách, quy trình, thủ tục và chuỗi cung ứng của họ không?
- Cash - Tiền mặt: Nhà cung cấp có dòng tiền, tình hình tài chính tốt không?
- Cost - Chi phí: Chi phí sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp đã có tính cạnh tranh so với thị trường chưa?
- Consistency - Tính nhất quán: Hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp có được đảm bảo chất lượng nhất quán, ổn định không?
- Culture - Văn hóa: Văn hóa làm việc, tổ chức của nhà cung cấp có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không?
- Clean - Sự trong sạch: Nhà cung cấp có quan tâm tới đạo đức kinh doanh, các vấn đề pháp lý hay bảo vệ môi trường không?
- Communication - Giao tiếp: Khả năng giao tiếp, kết nối giữa bạn và nhà cung cấp có tốt không?
Mô hình Carter 10Cs sử dụng 10 yếu tố để đánh giá toàn diện nhà cung cấp
Xem thêm: Những điều cần có trong thủ tục đánh giá nhà cung cấp
2. 11 checklist đánh giá nhà cung cấp
Bạn có thể tham khảo 11 checklist theo mô hình Carter 10Cs dưới đây để đánh giá nhà cung cấp của mình.
2.1. Checklist 1 - Ghi lại thông tin chi tiết của nhà cung cấp
Ở checklist 1 này, bạn nên ghi lại thông tin chi tiết của nhà cung cấp. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng thống kê, tập hợp dữ liệu hay liên hệ với nhà cung cấp sau này.
Một số thông tin về nhà cung cấp mà bạn cần ghi lại:
- Tên nhà cung cấp
- Địa chỉ nhà cung cấp
- Địa chỉ nhận hàng 1
- Địa chỉ nhận hàng 2
- Điện thoại
- Mã số thuế
- ...
Ghi lại các thông tin cơ bản của nhà cung cấp giúp việc thống kê dữ liệu dễ dàng hơn
2.2. Checklist 2 - Khả năng của nhà cung cấp
- Nhà cung cấp có đủ khả năng xử lý đơn hàng của bạn không?
- Lưu ý về khả năng nhà cung cấp.
Checklist về đánh giá khả năng của nhà cung cấp rất quan trọng. Điều này như một “rào cản kỹ thuật” giúp công ty bạn lọc bỏ được các nhà cung cấp không đủ khả năng cung ứng ngay từ đầu. Và về lâu dài, công ty của bạn sẽ giảm bớt được các rủi ro, ảnh hưởng hay sự gián đoạn sản xuất, kinh doanh do nhà cung cấp không đủ khả năng gây ra.
Doanh nghiệp của bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp có đủ khả năng cung ứng và quy mô đủ lớn để xử lý kịp thời các yêu cầu, đơn hàng của bạn. Bạn nên căn cứ theo tình hình sản xuất, kinh doanh cụ thể của công ty mình để tìm các nhà cung cấp phù hợp.
Nhà cung cấp cần có đủ khả năng để xử lý nhanh chóng, đúng cam kết với đơn hàng, yêu cầu của doanh nghiệp
2.3. Checklist 3 - Năng lực của nhà cung cấp
- Năng lực của nhà cung cấp ở mức nào?
- Ghi chú về năng lực của nhà cung cấp.
Năng lực là checklist đánh giá nhà cung cấp còn quan trọng hơn cả báo giá hay chi phí sản phẩm, dịch vụ họ đưa ra. Lợi ích về chi phí chỉ là nhất thời nhưng nếu bạn lựa chọn được nhà cung ứng có năng lực tốt thì doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích trong dài hạn để phát triển ổn định, bền vững.
Bạn có thể đánh giá về năng lực của nhà cung cấp bằng cách nói chuyện với các khách hàng cũ cũng như các khách hàng hiện tại của nhà cung cấp. Bạn cũng có thể đọc các bài đánh giá hoặc tham khảo danh sách các công ty hiện đang giao dịch với nhà cung cấp.
Nhà cung cấp đủ năng lực sẽ giúp bổ sung mảnh ghép còn thiếu cho dây chuyền sản xuất, kinh doanh của bạn
2.4. Checklist 4 - Sự kiểm soát của nhà cung cấp với dịch vụ, quy trình của họ
-
Lưu ý về sự kiểm soát của nhà cung cấp với dịch vụ, quy trình của họ.
Bạn có thể hỏi trực tiếp để biết thông tin về việc nhà cung cấp đã kiểm soát như thế nào đối với các quy trình, thủ tục, chính sách và chuỗi cung ứng của họ. Một nhà cung cấp không có hệ thống kiểm soát chất lượng rõ ràng, thông suốt từ đầu đến cuối sẽ rất dễ để xảy ra các lỗi kỹ thuật, những rủi ro ảnh hưởng tới sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
Ví dụ như với một công ty công nghệ sản xuất phần mềm, nếu quy trình sản xuất của họ thiếu đi khâu kiểm thử phần mềm, kiểm soát chất lượng sản phẩm thì rất khó để họ có thể cung cấp cho bạn một sản phẩm phần mềm hoạt động ổn định, ít phát sinh lỗi trong khi sử dụng.
Sự kiểm soát về quy trình, thủ tục, chính sách và chuỗi cung ứng là điều cần thiết để nhà cung cấp duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ
2.5. Checklist 5 - Tính nhất quán trong hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp
- Làm thế nào để nhà cung cấp đảm bảo hàng hóa, dịch vụ nhất quán?
- Lưu ý về tính nhất quán của nhà cung cấp
Bạn có thể hỏi nhà cung cấp về các quy trình họ thực hiện để đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm, dịch vụ. Nếu cần thiết, bạn có thể đề nghị nhà cung cấp demo, trình diễn sản phẩm, dịch vụ.
Demo sản phẩm, dịch vụ là một hoạt động khá tốt để bạn gặp gỡ, trao đổi và hiểu thêm về nhà cung cấp cũng như sản phẩm, dịch vụ của họ. Bạn cũng có thể sử dụng kết quả từ buổi demo để làm căn cứ lựa chọn, đánh giá thêm về nhà cung cấp.
Bạn có thể để nhà cung cấp giới thiệu, thông tin về tính nhất quán của sản phẩm, dịch vụ thông qua buổi demo
2.6. Checklist 6 - Cam kết chất lượng của nhà cung cấp
-
Ghi chú về cam kết chất lượng của nhà cung cấp.
Bạn có thể hỏi nhà cung cấp xem họ đang cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo cam kết chất lượng nào. Các cam kết cần được thể hiện ra thành các tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể, có thể xác định dễ dàng. Các tiêu chuẩn này sẽ giúp bạn kiểm soát được chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong dài hạn.
Mỗi ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ sẽ có một tiêu chuẩn chất lượng riêng. Ví dụ như nhà cung cấp máy lọc nước cho bạn có thể cần tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia về nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT do Bộ Y tế ban hành. Nhà cung cấp thang máy cho bạn có thể cần tuân thủ theo tiêu chuẩn Machinery Directive 2006/42/EC European Standard EN 81-41 của châu Âu chẳng hạn…
Cam kết về chất lượng hàng hóa, dịch vụ là một checklist đánh giá nhà cung cấp không thể bỏ qua
2.7. Checklist 7 - Sự ổn định kinh doanh của nhà cung cấp
- Nhà cung cấp có thể đưa ra những thông tin nào chứng tỏ sự ổn định trong kinh doanh của họ?
- Lưu ý về sự ổn định kinh doanh của nhà cung cấp.
Bạn có thể đề nghị nhà cung cấp chứng minh năng lực, khả năng tài chính, ổn định kinh doanh của họ. Điều này sẽ giúp bạn tránh trường hợp nhà cung cấp bị phá sản, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh gây ảnh hưởng đến công ty bạn.
Mặt khác, bạn cũng có thể tìm kiếm các thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà cung cấp trên mạng Internet, trên báo chí hoặc qua website của họ. Một nhà cung cấp có sự ổn định về kinh doanh thường sẽ có nhiều hoạt động triển khai dự án, liên kết, hợp tác, đầu tư, sản xuất…
Một nhà cung cấp thiếu ổn định sẽ khó hợp tác với bạn được lâu dài
2.8. Checklist 8 - Giá của nhà cung cấp
- Giá của nhà cung cấp đã có tính cạnh tranh chưa?
- Ghi chú về giá của nhà cung cấp.
Theo mô hình 10Cs của Ray Carter thì giá của nhà cung cấp không phải yếu tố có tính quyết định. Hay nói cách khác, giá cả không phải là tất cả. Bạn nên xem xét yếu tố giá sau khi đã đánh giá được sự phù hợp về năng lực, chất lượng, sự ổn định của nhà cung cấp. Trong thực tế, nếu năng lực, chất lượng, sự ổn định của nhà cung cấp yếu kém thì còn có thể gây ra nhiều hệ lụy, thiệt hại nặng nề cho công ty của bạn hơn.
Để xem xét giá của nhà cung cấp, bạn có thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc, cùng có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng tương xứng trên thị trường.
Bạn có thể so sánh giá của nhà cung cấp với các đối thủ khác của họ trên thị trường
2.9. Checklist 9 - Văn hóa của nhà cung cấp
- Thái độ, giá trị văn hóa và quy mô kinh doanh của nhà cung cấp có phù hợp với công ty bạn không?
- Lưu ý về văn hóa của nhà cung cấp.
Sự tương xứng, tương đồng, phù hợp về văn hóa, cách làm việc và hệ giá trị giữa công ty của bạn và nhà cung cấp rất quan trọng. Điều này sẽ giúp sự hợp tác giữa 2 bên trở nên lâu dài, bền vững hơn.
Nói theo một cách khác thì mỗi doanh nghiệp cũng có “tính cách” riêng của mình. Bạn nên cảm nhận để tìm được nhà cung cấp có tính cách tương đồng với công ty mình. Chính sự hòa hợp, tương đồng về tính cách giữa 2 bên sẽ giúp quá trình hợp tác lâu dài, thuận lợi hơn.
Sự hòa hợp về “tính cách”, giá trị văn hóa giữa nhà cung cấp và công ty của bạn sẽ giúp sự hợp tác thuận lợi, bền vững hơn
2.10. Checklist 10 - Sự trong sạch và đạo đức của nhà cung cấp
- Nhà cung cấp có đang nỗ lực và tuân thủ giảm tác động xấu đến môi trường?
- Nhà cung cấp có chế độ tốt với người lao động không?
- Nhà cung cấp có tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh, phát triển bền vững không?
- Lưu ý về đạo đức của nhà cung cấp.
Bạn có thể cảm nhận và thu thập các thông tin này trên website của nhà cung cấp. Hoặc bạn cũng có thể hỏi, trao đổi trực tiếp với nhà cung cấp để rõ hơn các thông tin về sự trong sạch và đạo đức của họ.
Bạn không nên hợp tác với các nhà cung cấp đang hàng ngày hủy hoại môi trường hoặc đang vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức, quy định pháp luật. Một nhà cung cấp như vậy sẽ khó có thể hợp tác, cung ứng lâu dài cho công ty bạn.
Một nhà cung cấp bảo vệ môi trường thường cũng có sự phát triển bền vững, lâu dài
2.11. Checklist 11 - Sự phối hợp của nhà cung cấp với doanh nghiệp
- Đầu mối liên hệ với nhà cung cấp là ai?
- Chờ đợi phản hồi giữa 2 bên trong khoảng bao lâu?
- Cách tốt nhất để liên hệ giữa 2 bên là gì?
- Cách để thông báo trong những trường hợp khẩn cấp?
- Làm thế nào để một vấn đề được chuyển đến lãnh đạo cấp cao?
- Lưu ý về hiệu quả giao tiếp, phối hợp của nhà cung cấp.
Checklist đánh giá nhà cung cấp này rất quan trọng vì sự phối hợp giữa nhà cung cấp và công ty của bạn sẽ góp phần giúp quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ diễn ra thuận lợi hơn. Phối hợp tốt thậm chí có thể giúp 2 bên hạn chế những rủi ro, những phát sinh không đáng có. Do đó, ngay từ khi mới bắt đầu hợp tác, bạn hãy làm rõ các kênh để trao đổi, phối hợp giữa bạn và nhà cung cấp.
Sự phối hợp tốt có thể giúp công ty của bạn đạt được những giá trị vượt trội
Trên đây, bạn đã cùng CRIF D&B tìm hiểu về mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp. Bạn có thể tham khảo giải pháp đánh giá nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam. Sử dụng dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam, bạn sẽ nhận được trọn bộ giải pháp đánh giá nhà cung cấp một cách toàn diện, hiệu quả với sự chủ động chứng nhận, giám sát và phân tích cơ sở nhà cung cấp. Từ các dữ liệu thu thập được, bạn sẽ có thêm căn cứ để đánh giá chính xác, cụ thể về các nhà cung cấp của mình.
Đánh giá nhà cung cấp hiệu quả, nhanh chóng với giải pháp quản lý cung ứng của CRIF D&B Việt Nam
Bạn có thể liên hệ với CRIF D&B ngay hôm nay để nhận được các tư vấn nhanh chóng, chính xác về checklist đánh giá nhà cung cấp cũng như giải pháp quản lý cung ứng nói chung. Đội ngũ CRIF D&B Việt Nam rất vinh dự được đồng hành cùng sự phát triển của công ty bạn.
CRIF D&B Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com