Sau thời gian dịch bệnh kéo dài hẳn khách sạn của bạn đã sẵn sàng nguồn lực để tái gia nhập thị trường, tung ra các chương trình giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Thời điểm thị trường ngành khách sạn có nhiều xáo trộn lúc này, bạn rất cần những phân tích đối thủ cạnh tranh. Bạn hãy cùng CRIF D&B Việt Nam tìm hiểu cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành khách sạn qua bài viết sau.
1. Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp với khách sạn mình
Khách sạn nói riêng và dịch vụ lưu trú nói chung có rất nhiều loại hình, phương thức kinh doanh khác nhau. Do đó, bạn cần xác định cụ thể, chính xác các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với khách sạn của mình.
Bạn có thể tham khảo bộ tiêu chí xác định đối thủ cạnh tranh dưới đây:
Loại hình kinh doanh:
Chúng ta chỉ có thể so sánh táo với táo chứ không thể lấy táo so với cam. Do đó, bạn hãy xác định đối thủ cạnh tranh có chung loại hình kinh doanh với mình. Ví dụ, bạn là khách sạn tầm trung thì hãy xác định đối thủ là các khách sạn chung loại hình tầm trung tương tự.
Quy mô khách sạn:
Bạn hãy xem xét số lượng phòng và loại phòng của đối thủ. Từ đó, bạn sẽ nắm được quy mô khách sạn của họ. Số lượng phòng là chỉ số sẽ phản ánh được khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú cùng lúc cho tối đa bao nhiêu khách hàng của khách sạn.
Quy mô hoạt động là một trong những yếu tố để xác định đối thủ cạnh tranh ngành khách sạn
Tiện ích bổ sung:
Nếu khách sạn của bạn có tiện ích về phòng tập gym, bạn hãy tìm hiểu xem các khách sạn đối thủ có cung cấp các tiện ích nào khác đáp ứng nhu cầu tập luyện của khách hàng không.
Các tiện ích bổ sung bạn tìm kiếm và so sánh với đối thủ cũng không nhất thiết phải trùng hoàn toàn với tiện ích bạn đang có. Ví dụ như khách sạn của bạn có tiện ích phục vụ đồ ăn tại phòng thì bạn cũng có thể tìm kiếm và so sánh với tiện ích khác của đối thủ như tiện ích giặt đồ. Bởi vì hai tiện ích này cùng hướng tới nhóm khách hàng muốn tiết kiệm thời gian khi lưu trú tại khách sạn.
Xếp hạng sao khách sạn:
Bạn hãy so sánh với các khách sạn có xếp hạng sao tương tự với mình. Nếu khách sạn của bạn là khách sạn 3 sao thì bạn không thể so sánh tiêu chuẩn dịch vụ của mình với khách sạn 5 sao. Sự so sánh lúc đó sẽ trở nên không cân xứng và đó cũng không phải đối tượng cạnh tranh trực tiếp với khách sạn của bạn.
Vị trí địa lý:
Thông thường, khách hàng sử dụng khách sạn sẽ rất quan tâm đến vị trí khách sạn để thuận tiện di chuyển theo kế hoạch. Bạn hãy xác định đối thủ cùng trên một khu vực địa lý nhất định. Về vị trí địa lý, bạn có thể tính theo phạm vi 3 - 5km hoặc một khoảng cách nhất định nào đó.
Bạn cũng có thể xác định đối thủ cạnh tranh theo khu vực địa lý hành chính như theo các quận trung tâm chẳng hạn. Hoặc khách sạn của bạn ở ven biển thì bạn có thể xác định đối thủ cạnh tranh là các khách sạn cũng ở vị trí ven biển như bạn.
Xác định đối thủ cạnh tranh của khách sạn cần xét đến yếu tố vị trí địa lý
Nhóm khách hàng mục tiêu:
Bạn cần tìm câu trả lời cho các vấn đề như: đối thủ đang phục vụ cho nhóm khách hàng mục tiêu nào? Đối tượng khách hàng của họ có trùng với nhóm khách hàng bạn cũng đang phục vụ hay không. Tiêu chí phục vụ chung một nhóm khách hàng mục tiêu là tiêu chí quan trọng để xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Ví dụ bạn đang kinh doanh một khách sạn bình dân với 10 phòng nằm ở quận trung tâm của Hà Nội. Bạn có thể tham khảo cách xác định đối tượng cạnh tranh trực tiếp trong ngành khách sạn dưới đây:
- Loại hình kinh doanh: khách sạn bình dân.
- Quy mô khách sạn: dưới 15 phòng.
- Tiện ích bổ sung: căn cứ theo các tiện ích bổ sung tương ứng với bạn. Ví dụ khách sạn của bạn có truyền hình cáp còn đối thủ có mạng wifi chẳng hạn. Tuy 2 tiện ích không giống nhau nhưng cùng hướng đến các khách hàng có nhu cầu giải trí, xem truyền hình, truy cập Internet.
- Xếp hạng sao khách sạn: khách sạn bình dân, không có xếp hạng sao.
- Vị trí địa lý: các khách sạn ở các quận trung tâm Hà Nội.
- Nhóm khách hàng mục tiêu: căn cứ theo nhóm khách hàng mục tiêu tương ứng với bạn.
Thông qua việc xác định đối thủ cạnh tranh thông qua 6 tiêu chí kể trên, chúng ta có thể nhận diện được sơ bộ về đối thủ cạnh tranh trực tiếp với khách sạn của bạn.
2. Xác định đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp của bạn có thể là các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, homestay,… không cùng phân khúc với khách sạn của bạn nhưng khách hàng có thể xem xét lựa chọn thay thế cho dịch vụ của bạn.
Thay vì đến một thành phố và nghỉ tại một khách sạn bình dân có khoảng 10 phòng, khách hàng có thể lựa chọn các giải pháp khác như ở homestay có giá cả cũng phải chăng. Giải pháp này hoàn toàn có thể thay thế cho phương án khách sạn bình dân.
Thực tế, sự cạnh tranh giữa các đối thủ gián tiếp trong ngành khách sạn cũng khá quyết liệt. Theo báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh vào tháng 10/2019 cho thấy có sự chững lại trong hoạt động của phân khúc khách sạn phân khúc 3 sao và 4 sao do nguồn cung homestay phát triển trên các nền tảng trực tuyến tăng.
Ngoài việc xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, bạn cũng cần xác định và phân tích các đối thủ cạnh tranh gián tiếp nhằm tham khảo, học hỏi những điểm mạnh, cơ hội của họ và tránh bỏ sót nhóm khách hàng mà bạn hoàn toàn có thể phục vụ.
Các homestay có thể trở thành đối thủ cạnh tranh gián tiếp với khách sạn
3. Tìm kiếm và thu thập thông tin khách sạn đối thủ
Khách sạn của bạn sẽ khó có thể tạo được lợi thế cạnh tranh nếu bạn không biết và hiểu rõ đối thủ của mình là ai, họ đang kinh doanh, hoạt động như thế. Tìm kiếm và thu thập thông tin khách sạn đối thủ là điều rất cần thiết. Bạn có thể tìm kiếm, thu thập thông tin các khách sạn đối thủ bằng các cách như:
- Các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông đối thủ như website, fanpage, mạng xã hội, tìm kiếm Google, tin bài, thông tin giới thiệu trên báo chí,…
- Các nền tảng đặt phòng khách sạn trực tuyến như booking.com, mytour.vn, agoda.com, traveloka.com,…
- Bạn cũng có thể trải nghiệm thực tế dịch vụ tại khách sạn đối thủ
- Đặc biệt, bạn có thể sử dụng dịch vụ báo cáo BIR của CRIF D&B Việt Nam. Báo cáo BIR sẽ cung cấp cho bạn các thông tin nhanh chóng, chính xác về đối thủ cạnh tranh với các thông tin như: chủ doanh nghiệp, những người góp vốn, cổ đông, xu hướng thanh toán, điều khoản dịch vụ, hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro,…
Xem thêm:
4. Phân tích chiến lược giá của các khách sạn đối thủ
4.1. Cách phân tích chiến lược giá của khách sạn đối thủ
Hiện nay, các nền tảng đặt phòng khách sạn sẽ thường xuyên cập nhật giá phòng của các khách sạn khác nhau. Ở phần bình luận, bạn sẽ đọc được các đánh giá của khách hàng về mức giá/ chất lượng dịch vụ của khách sạn đối thủ. Bạn sẽ biết được họ đang giảm giá để tạo chiến lược cạnh tranh về giá nhằm thu hút khách hàng hay họ đang tăng giá để tối đa hóa lợi nhuận,...
Khách sạn cần liên tục cập nhật giá phòng của các đối thủ cạnh tranh
Chính những thông tin đánh giá từ khách hàng đối thủ có thể giúp bạn thêm căn cứ để phân tích chiến lược giá của đối thủ.
4.2. Sử dụng chiến lược giá sau khi đã phân tích
Khi bạn nắm bắt được chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể thực hiện chiến lược giá cho khách sạn của mình nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút thêm khách hàng mục tiêu. Bạn cũng có thể xem xét chiến lược giá của đối thủ để điều chỉnh, tăng giảm giá để tối đa được lợi nhuận thu được mà vẫn đảm bảo giữ chân được khách hàng.
Ví dụ như hàng loạt các khách sạn đối thủ cạnh tranh với bạn tăng giá vào các dịp lễ tết như trung thu, Noel thì bạn cũng có thể xem xét tăng giá khách sạn của mình.
5. Phân tích sự hiện diện trên mạng xã hội của khách sạn đối thủ
5.1. Cách theo dõi
Theo thống kê, có khoảng 61% khách du lịch sẽ vào mạng xã hội của các khách sạn họ có ý định đặt phòng để theo dõi các hoạt động của khách sạn và quyết định có đặt phòng hay không. Mạng xã hội như một cánh cửa quan trọng kết nối giữa khách sạn với các khách hàng của mình.
Mạng xã hội là một nguồn thông tin hữu ích để phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành khách sạn
Mạng xã hội của khách sạn đối thủ thông thường là công khai và bạn hoàn toàn có thể theo dõi từng ngày. Bạn hãy tìm kiếm tên khách sạn đối thủ trên Facebook; Youtube,… và theo dõi các kênh mạng xã hội này.
Bạn hãy theo dõi số lượng nội dung, tần suất đăng tin bài và các tương tác với khách hàng của đối thủ. Bạn có thể sẽ học hỏi được nhiều điều từ chính các kênh mạng xã hội của đối thủ.
5.2. Sử dụng phân tích theo dõi này
Nếu đối thủ ít có các hoạt động trên mạng xã hội thì bạn hãy khai thác điểm yếu này và tập trung thích đang cho các nội dung trên mạng xã hội. Thậm chí, bạn có thể chạy quảng cáo trên mạng xã hội để thu hút, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Nếu đối thủ có hoạt động trên mạng xã hội nhưng ít tương tác với khách hàng thì bạn có thể tăng tương tác trên kênh mạng xã hội của mình bằng cách tổ chức các cuộc thi online, thăm dò ý kiến, tặng quà, tặng voucher ưu đãi cho khách hàng,...
6. Phân tích SWOT các khách sạn đối thủ
SWOT là mô hình phân tích kinh doanh doanh nghiệp trên cơ sở xem xét 4 yếu tố: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. SWOT có thể giúp bạn tổng hợp thông tin, đánh giá toàn diện và đưa ra các chiến lược phát triển để cạnh tranh với đối thủ.
Phân tích SWOT giúp xem xét đối thủ trong một bức tranh phát triển chung, tổng thể
Bạn hãy tổng hợp các thông tin mình đã thu thập được về đối thủ và phân tích thành bảng SWOT của khách sạn của mình, khách sạn đối thủ. Qua cái nhìn so sánh, bạn sẽ có thêm căn cứ để học hỏi, tận dụng được các điểm mạnh, cơ hội của đối thủ và tìm cách khắc phục, dự phòng các điểm yếu, thách thức của đối thủ.
Bạn hãy đặt sự phát triển của khách sạn đối thủ và khách sạn của mình trong một bức tranh tổng thể để xem xét đầy đủ các yếu tố. Chúng ta nên tránh trường hợp chỉ xem xét một khía cạnh nhất định nào đó dẫn đến thiếu hụt thông tin, đưa ra chiến lược phát triển sai lầm, không phù hợp.
Xem thêm: Phân tích đối thủ cạnh tranh bằng SWOT
Kết luận
Cạnh tranh trong ngành khách sạn rất gay gắt. Do đó, việc bạn phân tích được chính xác, kịp thời đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết và quan trọng. Có phân tích đúng thì bạn mới có thể đưa ra được các quyết định kinh doanh giúp tạo lợi thế cạnh tranh phù hợp.
Ngoài ra, với các khách sạn, chuỗi khách sạn lớn, bạn còn rất cần phân tích được hoạt động của chuỗi cung ứng của mình như về thực phẩm, đồng phục, trang thiết bị khách sạn,… Chuỗi cung ứng của bạn hoạt động ổn định với chất lượng tốt thì dịch vụ khách sạn của bạn mới có thể duy trì ổn định. Bạn có thể tham khảo sử dụng giải pháp quản lý cung ứng của CRIF D&B Việt Nam để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.
Xem thêm: Giải pháp quản lý cung ứng
Để được tư vấn nhanh chóng, chính xác giúp phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành khách sạn hiệu quả, bạn có thể liên hệ với CRIF D&B Việt Nam. Đội ngũ CRIF D&B Việt Nam rất vinh dự được đồng hành cùng sự phát triển khách sạn của bạn.
CRIF D&B Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com