6 điều cần biết khi phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty dược

Các công ty dược luôn có sự cạnh tranh để chiếm lĩnh được thị phần ngày càng cao hơn. Cạnh tranh gay gắt đòi hỏi bạn cần phân tích đối thủ cạnh tranh kỹ lưỡng. Bạn hãy cùng CRIF D&B Việt Nam tìm hiểu 6 điều cần biết khi phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty dược qua bài viết sau.

1. Về cạnh tranh trong ngành dược phẩm

Các công ty hoạt động trong ngành dược phẩm không chỉ cạnh tranh về mặt thương mại mà còn cạnh tranh nhau rất quyết liệt về việc nghiên cứu - phát triển (R&D) các sản phẩm dược phẩm. Thực tế, đối với các sản phẩm dược phẩm, các yếu tố như bằng sáng chế, thương hiệu, R&D, đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu người sử dụng luôn là yếu tố cạnh tranh hàng đầu.

Trong đó, đổi mới, R&D cho một sản phẩm mới rất tốn kém và có rủi ro cao, thời gian thực hiện dài. Do đó, trước khi bắt tay thực hiện một dự án phát triển sản phẩm, các công ty dược rất cần phải thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm mới. Điều này sẽ giúp các công ty dược giảm bớt, hạn chế nguy cơ sản phẩm sau khi mất nhiều công sức, chi phí đầu tư làm ra nhưng không thể cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty khác.

Cạnh tranh giữa các công ty dược diễn ra cả trên khía cạnh R&D

Cạnh tranh trong ngành dược không chỉ về thương mại mà còn về R&D

2. Quan niệm sai lầm khi phân tích cạnh tranh trong ngành dược

Một trong những quan niệm sai lầm khi phân tích cạnh tranh trong ngành dược là các công ty dược không đầu tư nghiêm túc cho việc phân tích cạnh tranh. Họ có thể nghĩ rằng chỉ cần chuyên tâm vào đầu tư phát triển sản phẩm của mình thật tốt thì sẽ cạnh tranh, thậm chí chiếm lĩnh được thị trường.

Thực tế thường không màu hồng như vậy. Cạnh tranh giữa các công ty dược phẩm rất khốc liệt và nếu bạn không đầu tư kỹ lưỡng, có hệ thống cho việc phân tích cạnh tranh thì rất có thể công ty dược của bạn sẽ gặp những thiệt hại trong dài hạn.

Chúng ta không thể mơ hồ, phỏng đoán về vị thế đối thủ, khả năng cạnh tranh của đối thủ đến bạn. Những “khoảng mù” trong nhìn nhận cạnh tranh trên thị trường như vậy sẽ kéo lùi bước tiến phát triển của công ty bạn.

Xem thêm: 6 Lý do tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

3. Lợi ích khi phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty dược

Có nhiều lợi ích bạn sẽ nhận được khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty dược. Chúng ta có thể kể đến như:

  • Tìm hiểu thị trường: Bạn sẽ nắm rõ được các biến chuyển, nhu cầu của thị trường hiện nay. Một ý kinh điển trong mọi ngành kinh doanh là chúng ta không bán cái chúng ta có mà bán cái khách hàng cần. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về thị trường.
  • Nhắm đến đúng khách hàng: Qua quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ xác định được rõ hơn khách hàng của mình là ai, họ cần gì, họ đang mong muốn sự thay đổi nào. “Bức tranh” về khách hàng của bạn sẽ thêm rõ ràng với từng nét vẽ, hình khối, màu sắc cụ thể.
  • Theo dõi tình hình kinh tế: Phân tích cạnh tranh cũng cho bạn thấy được bức tranh kinh tế hiện thời, những cơ hội và cả thách thức bạn có thể gặp phải.
  • Dự báo tiềm năng thị trường: Qua phân tích, bạn sẽ nhìn nhận rõ hơn sự vận động của thị trường cung ứng ngành dược. Nhìn nhận, dự báo tiềm năng thị trường là yếu tố quan trọng giúp bạn có được những bước đi R&D sản phẩm hiệu quả.
  • Đánh giá đối thủ cạnh tranh: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ được cụ thể hóa qua phân tích. Bạn có thể học hỏi, tham khảo chọn lọc điểm mạnh của họ; tìm cách khắc phục điểm yếu của họ; tìm cách tận dụng các cơ hội giống họ và lường trước để vượt qua các thách thức mà công ty của bạn cũng có thể gặp phải.
  • Theo dõi sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Qua phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ theo dõi được sản phẩm của đối thủ. Sản phẩm của họ đang được nhóm khách hàng nào ưa chuộng, vì sao. Sản phẩm của họ đang đẩy mạnh phát triển sản xuất hay thu hẹp khu vực phân phối…
  • Khách hàng của đối thủ: Bạn cũng sẽ xác định được rõ khách hàng đang mua lại sản phẩm, mua thường xuyên sản phẩm của đối thủ là ai và vì sao họ mua lại. Nhìn nhận được khách hàng của đối thủ, bạn sẽ dần tìm được cách phục vụ tốt hơn và cạnh tranh khách hàng với đối thủ.
  • Khả năng chiếm lĩnh thị trường: Bạn có thế nhìn nhận được khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường hiện tại qua phân tích đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể hình dung thị trường như một miếng bánh hữu hạn và công ty của đối thủ, của bạn đang chiếm phần bánh như thế nào, có vị thế như thế nào trên thị trường.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là điều không thể thiếu đối với các công ty dược

Phân tích đối thủ cạnh tranh ngành dược là điều không thể thiếu với các công ty dược

4. Phân tích tính cách cạnh tranh của doanh nghiệp mình và đối thủ

Qua phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn có thể nắm bắt được tính cách cạnh tranh của đối thủ. Họ cạnh tranh theo phong cách điềm tĩnh, thờ ơ, kén chọn, hung dữ hay không ngoan. Bạn cũng hiểu được rõ hơn chiến thuật, chiến lược của đối thủ. Họ muốn thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm hay đa dạng hóa.

Bạn cần phân tích tính cách cạnh tranh của đối thủ để đạt được 3 mục tiêu:

  • Hiểu nhận thức của đối thủ cạnh tranh đối với công ty của bạn
  • Xác định các điểm yếu, khoảng trống của bạn mà đối thủ có thể tấn công
  • Xác định các cơ hội để tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của công ty bạn.

Mỗi công ty sẽ có hướng phát triển, tính cách riêng biệt. Khi bạn nắm bắt được tính cách cạnh tranh của đối thủ, bạn sẽ hiểu thêm cách suy nghĩ, cách làm, phần nào lý giải được từng bước đi của đối thủ.

Điều này khá giống với khi bạn chơi cờ. Tuy nguyên tắc chơi cờ không thay đổi nhưng mỗi người mỗi cách đi và phụ thuộc nhiều vào tính cách của họ. Người quyết đoán, mạnh mẽ muốn chiếm lĩnh ngay thế cuộc sẽ thường sang pháo chính giữa. Còn người thận trọng chắc chắn thường sẽ lên tượng để có thể thủ, bảo vệ tốt hơn.

Bạn hãy quan tâm đến tính cách đối thủ cạnh tranh để tìm cách ứng phó thích hợp. Một số mẹo dành cho bạn có thể như:

Tính cách đối thủ cạnh tranh

Chiến lược tương ứng của bạn

Điềm tĩnh - Đối thủ không có phản ứng nhanh, mạnh trước các hoạt động cạnh tranh.

Bạn nên xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân họ có thể điềm tĩnh trước các động thái cạnh tranh để thiết lập được chiến lược ứng phó hiệu quả, không gây tốn kém, lãng phí.

Thờ ơ - Đối thủ không có phản ứng trước tất cả các hoạt động cạnh tranh.

Bạn có thể cạnh tranh và tập trung vào các điểm yếu của đối thủ và dần thay thế, chiếm thị phần của họ.

Kén chọn - Đối thủ chỉ phản ứng với những kiểu tấn công, cạnh tranh nhất định. Còn với các thay đổi, cạnh tranh họ không quan tâm, họ sẽ không có phản ứng.

Bạn nên hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và đối thủ. Nếu bạn và đối thủ có chung một chiến lược cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dược, bạn có thể mở thêm một hướng cạnh tranh khác như phục vụ 24/7 chẳng hạn.

Hung dữ - Đối thủ phản ứng mau lẹ, quyết liệt với mọi cuộc tấn công của đối thủ khi xâm nhập thị trường của họ. 

Bạn hãy tìm cách thâm nhập thị trường của đối thủ một cách khôn ngoan, ít tốn kém nguồn lực nhất.

Khôn ngoan - Đối thủ có những phản ứng khó lường trước được trước sự cạnh tranh. Họ có khả năng dự đoán, phản ứng nhanh nhạy, nắm bắt được các chiến lược của đối thủ.

Bạn nên xem xét học hỏi, tham khảo cách làm của họ và áp dụng có chọn lọc phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

5. Phân tích các bên liên quan chiến lược

Các bên liên quan chiến lược cạnh tranh ngành dược cũng cần được phân tích kỹ lưỡng. Bạn và đối thủ cùng hoạt động trong một thị trường có tính phụ thuộc cao vào nhiều bên liên quan như bác sĩ, bệnh nhân, cơ quan quản lý, chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các hiệp hội nghề nghiệp, giới truyền thông, các nhà phân phối, bán lẻ…

Sản phẩm ngành dược ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng và sẽ có nhiều bên liên quan có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. 

Ngoài việc bệnh nhân nghe theo khuyến cáo, đơn thuốc của bác sĩ, họ sẽ chú ý tới các quy định, thông báo về dược phẩm của các cơ quan quản lý, chính phủ. Các nhà hoạch định chính sách, các hiệp hội nghề nghiệp, giới truyền thông, các nhà phân phối, bán lẻ đều có thể ảnh hưởng tới chiến lược cạnh tranh ngành dược của bạn.

Việc xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành dược chỉ xoay quanh bác sĩ hay bệnh nhân có thể là không đủ. Bạn nên chú ý tới các bên liên quan vì họ có khả năng tác động mạnh mẽ tới thị trường, ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi và quyết định mua hàng của khách hàng ngành dược. 

6. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dược với dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam

Cạnh tranh trong bất cứ ngành nghề nào cũng là điều tất yếu. Khi có lợi nhuận thì sẽ phát sinh cạnh tranh. Đối với các công ty dược, áp lực cạnh tranh càng lớn và gay gắt hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Các nguyên nhân chính dẫn đến điều này có thể kể đến như:

  • Lợi nhuận ngành dược lớn
  • Nhu cầu của khách hàng lớn
  • Sự cạnh tranh không chỉ trên “mặt trận” thương mại mà còn ở việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm

Các công ty dược vì vậy cần chuẩn bị kỹ lưỡng, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để ứng phó với các diễn biến thị trường phức tạp. Đồng hành cùng các công ty dược, CRIF D&B Việt Nam hiện là một trong những đơn vị cung cấp các dịch vụ báo cáo, phân tích đối thủ cạnh tranh công ty dược hàng đầu hiện nay. Bạn có thể tham khảo dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam:

  • Báo cáo BIR: Đây là báo cáo thông tin về doanh nghiệp, giúp các công ty dược có được các thông tin hữu ích về công ty đối thủ cạnh tranh. Từ đó, bạn có thể thêm các căn cứ cụ thể, rõ ràng để quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.
  • Báo cáo SIR: Đây là báo cáo thông tin nhà cung cấp và quy trình quản lý nhà cung cấp. Báo cáo này giúp bạn có các thông tin chi tiết về các nhà cung cấp như về trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu sản xuất thuốc… Từ đó, bạn sẽ lựa chọn quyết định và quản lý được nhà cung cấp phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
  • D&B Hoovers: Đây là dịch vụ cung cấp danh bạ doanh nghiệp toàn cầu. Từ danh bạ này bạn có thể tìm kiếm các đối tác, các khách hàng là các công ty, các hệ thống phân phối dược phẩm tiềm năng ở trong và ngoài nước. D&B Hoovers có thể hỗ trợ tốt cho việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm dược của bạn.
  • Mã số DUNS: Đâu là dịch vụ mã số xác minh doanh nghiệp. Với mã DUNS, công ty dược của bạn sẽ tăng cao cơ hội hợp tác quốc tế và xuất khẩu dược phẩm.

Xem thêm: Đánh giá nhà cung cấp là gì? Mục đích và thời điểm đánh giá

Dịch vụ, báo cáo CRIF D&B Việt Nam hỗ trợ phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty dược

Các dịch vụ, báo cáo của CRIF D&B Việt Nam có thể hỗ trợ đắc lực cho công ty dược của bạn

Bạn có thể liên hệ với CRIF D&B Việt Nam để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời về phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty dược. Đội ngũ CRIF D&B Việt Nam rất vinh dự được đồng hành cùng sự phát triển của Quý khách hàng.

CRIF D&B Việt Nam

Đang gửi....
0 Bình luận

Bài viết liên quan

Tin tức & sự kiện

Copyright © 2019 CRIF D&B VIETNAM LLC - All Rights Reserved.