Cần nghiên cứu thông tin gì từ đối thủ cạnh tranh?. Mỗi một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cần nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh một cách kỹ lưỡng để hoạch định các kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Vậy những thông tin gì là hữu ích nhất với mỗi doanh nghiệp khi tìm hiểu về đối thủ? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số những thông tin cần thiết mà bạn cần biết về đối thủ trên thị trường.
Nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp hoạch định cho mình các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất
1. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh cần thu thập
Nhiều người thường nói, phân tích đối thủ cạnh tranh giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy chúng ta cần nghiên cứu thông tin gì từ đối thủ cạnh tranh.
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp đối thủ
Thông tin đầu tiên mà doanh nghiệp cần nghiên cứu trước khi đi sâu vào chi tiết của đối thủ chính là các thông tin tổng quan.
Bạn cần tìm hiểu khái quát để nắm được toàn diện kết cấu, quy mô cũng như cách hoạt động của đối thủ đó. Một số thông tin bạn nên tìm kiếm là:
- Lịch sử hình thành, chi nhánh, công ty con
- Đội ngũ lãnh đạo và quy mô công ty
- Nhà đầu tư
- Nhà cung cấp
- Đối tác
- Số lượng khách hàng
- Thị phần của đối thủ
- Điểm mạnh điểm yếu ở góc độ tổ chức (bộ máy, quy trình hoạt động, văn hóa doanh nghiệp)
- Tình hình tài chính của đối thủ
- Tình hình tuyển dụng của đối thủ (mở rộng quy mô hay do nhân sự ra vào liên tục)...
Càng tìm hiểu được nhiều thông tin tổng quan sẽ giúp bạn có đánh giá càng chính xác với đối thủ. Từ đó bạn sẽ có thể hoạch định những kế hoạch phù hợp nhất với từng giai đoạn kinh doanh để tận dụng được điểm yếu của đối thủ, phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp bạn.
Nghiên cứu tổng quan về đối thủ sẽ giúp bạn định hướng được kế hoạch kinh doanh
1.2. Sản phẩm, dịch vụ của đối thủ
Nghiên cứu thông tin gì từ đối thủ cạnh tranh sau khi nắm bắt được các thông tin khái quát? Điều bạn cần quan tâm tiếp theo là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ -
thứ bạn phải trực tiếp cạnh tranh để hấp dẫn nhóm khách hàng mục tiêu.
Khi tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ, bạn cần thu thập những thông tin về:
- Đặc điểm, tính năng sản phẩm, dịch vụ.
- Định giá sản phẩm, dịch vụ.
- Điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ.
- Công nghệ sản phẩm và quy trình dịch vụ.
Việc hiểu được sản phẩm, dịch vụ đang cạnh tranh với công ty bạn sẽ giúp bạn đề xuất được những cải tiến hoặc chiến lược marketing, kinh doanh phù hợp. Những chiến lược này sẽ làm nổi bật điểm khác biệt mà sản phẩm của bạn mang lại. Từ đó giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Biết được thông tin về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ sẽ giúp bạn có chiến lược phù hợp
1.3. Kênh phân phối của đối thủ
Mạng lưới phân phối là điểm mấu chốt giúp sản phẩm đến tay khách hàng và cũng là một trong những thứ mà các doanh nghiệp trong cùng một ngành cạnh tranh gay gắt. Bạn nên nghiên cứu, nắm bắt được đặc điểm kênh phân phối của đối thủ để xây dựng kênh phân phối của tổ chức mình một cách hợp lý nhất.
- Đối thủ phân phối sản phẩm, dịch vụ dưới hình thức nào, chu kỳ bao lâu.
- Cấu trúc kênh phân phối của đối thủ (chiều dài kênh, chiều rộng kênh).
- Hoạt động của kênh phân phối.
Do mạng lưới phân phối có ảnh hưởng đến sự tiếp cận của nhóm khách hàng mục tiêu tới sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành luôn cố gắng phủ rộng kênh phân phối một cách hợp lý với chi phí tối thiểu để tối đa hóa lợi nhuận.
Tìm hiểu đặc điểm kênh phân phối của đối thủ sẽ vừa giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro từ điểm yếu trên hệ thống phân phối của đối thủ, vừa xây dựng chiến lược kênh phân phối có thể tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp mình.
Mạng lưới phân phối ảnh hưởng rất lớn tới chi phí của một doanh nghiệp
1.4. Truyền thông của đối thủ
Truyền thông là phương thức trực tiếp tiếp cận tới khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu và nhãn hiệu trong mắt người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những “chiến trường” khốc liệt nhất của các doanh nghiệp vì giai đoạn truyền thông sản phẩm sẽ tác động rất lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Do đó, bạn cần tìm hiểu về chiến lược truyền thông của đối thủ:
- Định vị thương hiệu của đối thủ.
- Thông điệp truyền thông trong các chiến dịch và qua từng thời kỳ.
- Chiến lược nội dung của đối thủ.
- Các hoạt động marketing online của đối thủ: Trang web, trang mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing, SMS marketing, bài PR trên báo chí…
- Các hoạt động marketing offline của đối thủ: Quảng cáo ngoài trời, tiếp thị tại điểm bán, tổ chức sự kiện, khuyến mãi…
- Các hoạt động marketing khác: Quảng cáo truyền hình, quảng cáo phát thanh, KOLs, product placement, tài trợ chương trình…
Hiểu được các chiến lược truyền thông của đối thủ, bạn mới có thể đưa ra chiến lược phù hợp có sức hút với khách hàng hơn đối thủ, giúp sản phẩm, dịch vụ có độ phổ biến rộng khắp.
Truyền thông ảnh hưởng trực tiếp tới độ phủ của sản phẩm
1.5. Khách hàng của đối thủ và nhận thức của họ về đối thủ
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin tổng quan, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối… thì doanh nghiệp cần nghiên cứu thông tin gì từ đối thủ cạnh tranh?
Doanh nghiệp nên nghiên cứu khách hàng của đối thủ và nhận thức của họ về đối thủ.
Thu thập những phản hồi của khách hàng về đối thủ là một phương thức hiệu quả giúp bạn rút kinh nghiệm từ những phản hồi xấu và đưa ra những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể tìm hiểu những khía cạnh sau:
- Khách hàng nói gì về đối thủ.
- Họ thích và ghét gì ở sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
- Đối thủ đang tập trung vào thị trường nào, phân khúc nào.
- Khách hàng của đối thủ xuất hiện ở đâu.
Khách hàng là đối tượng mà bạn và đối thủ cần phải làm hài lòng. Bởi vậy thu thập ý kiến của họ sẽ giúp ích rất lớn cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm của công ty bạn.
Đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bạn nổi bật so với các đối thủ khác trên thị trường.
Thu thập phản hồi khách hàng về đối thủ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho việc cải thiện sản phẩm và tiếp cận khách hàng
2. Cách xử lý thông tin đối thủ cạnh tranh đã thu thập được
Sau khi thu thập được thông tin, điều quan trọng là bạn có khả năng phân tích, sắp xếp các thông tin đối thủ cạnh tranh đã thu thập được để đưa ra được những chiến lược đúng đắn. Bạn có thể phân chia thông tin thành 3 loại dưới đây.
2.1. Những điểm giống giữa doanh nghiệp bạn và đối thủ
Sản phẩm mỗi doanh nghiệp nhiều khi sẽ được bảo vệ bởi bằng sáng chế, quyền tác giả…. Do vậy, những điểm giống nhau cần đảm bảo không thuộc bản quyền đã đăng ký của đối thủ, nếu không sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại sau này.
Mặt khác, điểm giống nhau nếu không thuộc quyền được bảo vệ thì rất có thể sẽ khiến sản phẩm của doanh nghiệp bạn trở nên mờ nhạt trong số vô vàn sản phẩm tương tự trên thị trường. Bạn cần tìm kiếm sự giống nhau rồi từ đó cải tiến sản phẩm, dịch vụ để tạo ra những phiên bản tốt hơn, thú vị hơn.
2.2. Những điểm mạnh của đối thủ so với doanh nghiệp bạn
Tìm kiếm điểm mạnh của đối thủ sẽ giúp bạn biết cần làm gì để thay đổi và vượt trội hơn so với đối thủ.Đó có thể là sự thay đổi trong dịch vụ khách hàng, giá cả, khuyến mãi, marketing… .
Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên phát triển dựa trên ý tưởng của đối thủ, vì điều đó sẽ khiến doanh nghiệp bạn không thể nổi bật, bởi đối thủ là người đi trước trong ý tưởng đó. Bạn cần phát triển những chiến lược trên cùng 1 khía cạnh nhưng có sự khác biệt rõ ràng, từ đó tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
2.3. Những lợi thế của doanh nghiệp bạn so với đối thủ
Lợi thế của doanh nghiệp là điểm mạnh, điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn trên thị trường. Bạn cần đảm bảo duy trì lợi thế đó, bằng cách không ngừng nghiên cứu, phát triển dựa trên hướng đi và mục tiêu của doanh nghiệp.
3. Tìm hiểu thông tin đối thủ cạnh tranh với dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam
Có nhiều cách thức để thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh. Trong đó, việc sử dụng danh bạ doanh nghiệp và các báo cáo chuyên sâu, có giá trị sẽ cung cấp 1 cái nhìn toàn cảnh về đối thủ một cách rõ nét và chân thực.
CRIF D&B Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các thông tin giá trị về đối thủ cạnh tranh với hai giải pháp thông minh:
- D&B Hoovers: Danh bạ doanh nghiệp toàn cầu, gồm 120 triệu hồ sơ doanh nghiệp trên khắp thế giới, sử dụng hệ thống phần mềm phân tích thông tin tinh vi và chuyên sâu nhất nhằm cung cấp những gói thông tin dữ liệu doanh nghiệp tốt nhất cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Nhờ đó bạn có thể thu thập được các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp trong những lĩnh vực nhất định cả trong và ngoài nước.
- Báo cáo BIR: Báo cáo thông tin doanh nghiệp cung cấp các thông tin về doanh nghiệp như tình hình tài chính, quy mô, lịch sử hình thành…, giúp doanh nghiệp bạn có thông tin chính xác để phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh.
Với hai giải pháp này, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí khi tìm kiếm thông tin hữu ích về đối thủ.
Qua đây bạn đã biết được nên nghiên cứu thông tin gì từ đối thủ cạnh tranh. Để nhận được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp thông tin doanh nghiệp hãy liên hệ trụ sở CRIF D&B Việt Nam:
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com