Theo quy định pháp luật hiện hành có 2 mô hình hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp là hình thức hợp tác sử dụng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và hình thức sử dụng hợp đồng liên doanh. Bạn hãy cùng CRIF D&B Việt Nam tìm hiểu 2 mô hình hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp qua bài viết sau.
1. Mô hình hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới
Mô hình hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới là hình thức hợp tác sử dụng hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư 2020 thì “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế”.
Doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng BBC khi hợp tác kinh doanh theo mô hình không thành lập pháp nhân
“Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật”.
2. Mô hình hợp tác kinh doanh thành lập pháp nhân mới
Hợp đồng liên doanh được sử dụng trong mô hình hợp tác kinh doanh thành lập pháp nhân
Mô hình hợp tác kinh doanh thành lập pháp nhân mới là hình thức sử dụng hợp đồng liên doanh. Đây là dạng văn bản ký giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc thành lập công ty liên doanh, hoặc là văn bản ký giữa công ty liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thành lập công ty liên doanh mới tại Việt Nam.
Xem thêm:
- Tư vấn cách lựa chọn đối tác trong kinh doanh
- 5 Điều cần lưu ý trước khi hợp tác kinh doanh mà quản lý nên biết
3. So sánh hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh, dưới đây là so sánh sơ bộ những điểm giống và khác nhau của 2 loại hợp đồng này.
3.1. Điểm giống nhau
- Cơ sở pháp lý hình thành nên quan hệ đầu tư đều là hợp đồng.
- Chủ thể của hợp đồng đều có thể bao gồm 2 bên hoặc nhiều bên và đều bao gồm các đối tượng là nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nội dung của hợp đồng đều chứa đựng sự thỏa thuận làm hình thành quyền, nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư.
3.2. Điểm khác nhau
Tiêu chí |
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) |
Hợp đồng liên doanh |
Chủ thể hợp đồng |
Nhà đầu tư trong nước kí kết hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc những nhà đầu tư trong nước kí kết hợp đồng với nhau. Về chủ thể hợp đồng, BCC không giới hạn các nhà đầu tư. |
Sự tham gia của nhà đầu tư trong nước là điều kiện bắt buộc để hình thành nên hợp đồng liên doanh. |
Bản chất hợp đồng |
BCC là sự thỏa thuận của các bên để tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau và được pháp luật coi là một hình thức đầu tư. BCC tồn tại độc lập với các hình thức đầu tư khác. |
Hợp đồng liên doanh chỉ là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư. Bản chất hợp đồng liên doanh không được coi là hình thức đầu tư. |
Nội dung thỏa thuận |
Các bên ký kết hợp đồng BCC cùng thỏa thuận những nội dung liên quan đến: thể thức góp vốn, phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh,… |
Bao gồm các nội dung thỏa thuận như BCC. Ngoài ra, vì hợp đồng liên doanh dẫn đến việc thành lập một pháp nhân mới nên nội dung thỏa thuận còn có sự thỏa thuận về loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi kinh doanh, vốn điều lệ, phần vốn góp của mỗi bên, phương thức, tiến độ góp vốn điều lệ, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp,… |
Việc triển khai |
Các nhà đầu tư theo hợp đồng BCC phải tự tiến hành hoạt động đầu tư với quy chế do chính họ đặt ra và thỏa thuận trong hợp đồng. |
Tính hiệu quả khi triển khai hợp đồng liên doanh sẽ được phản ánh qua chính tình hình hoạt động liên doanh đó. |
4. Ưu nhược điểm của 2 mô hình hợp tác kinh doanh này
Vì mỗi mô hình hợp tác kinh doanh lại có những đặc điểm riêng biệt nên chúng cũng sở hữu những ưu điểm và nhược điểm rất khác nhau khi được doanh nghiệp áp dụng trong thực tế.
Tiêu chí |
Mô hình hợp tác kinh doanh không pháp nhân |
Mô hình hợp tác kinh doanh có thành lập pháp nhân |
Ưu điểm |
Không phải thành lập pháp nhân nên quy trình, thủ tục đầu tư nhanh chóng. Không tốn nhiều chi phí |
Pháp nhân mới hoạt động minh bạch, dễ dàng kiểm soát việc quản lý điều hành, hạch toán chi phí. |
Nhược điểm |
Hai bên ký kết hợp đồng sẽ khó kiểm soát được các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hạch toán chi phí vì hai bên sẽ phải lựa chọn sử dụng danh nghĩa của một bên để tiến hành các giao dịch. |
Tốn nhiều thời gian và chi phí thực hiện hơn do hợp đồng liên doanh phải đăng ký thành lập một pháp nhân mới. Tính linh hoạt kém hơn BCC do khi chấm dứt hợp tác kinh doanh, pháp nhân phải tiến hành giải thể doanh nghiệp. |
5. Tăng cao cơ hội hợp tác kinh doanh với D&B Hoovers
D&B Hoover là dịch vụ cung cấp danh bạ doanh nghiệp toàn cầu do CRIF D&B Việt Nam cung cấp. Con số hồ sơ doanh nghiệp D&B Hoover có thể cung cấp cho bạn rất ấn tượng, lên tới 120 triệu hồ sơ. Với D&B Hoover, doanh nghiệp của bạn sẽ mở rộng, tăng cao cơ hội hợp tác kinh doanh với nhiều doanh nghiệp khác.
D&B Hoover có thể cung cấp hơn 120 triệu hồ sơ doanh nghiệp
Ngoài D&B Hoover, doanh nghiệp của bạn cũng có thể xem xét sử dụng dịch vụ báo cáo BIR để có được các báo cáo thông tin doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác về các đối tác tiềm năng của mình.
Để nhận được các tư vấn, dịch vụ nhanh chóng, chính xác hỗ trợ cho quá trình xây dựng mô hình hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với CRIF D&B Việt Nam.
CRIF D&B Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com