Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn làm thế nào để đánh giá nhà cung cấp hiệu quả. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn hướng dẫn đánh giá nhà cung cấp theo mô hình Carter 10Cs - mô hình đánh giá toàn diện giúp bạn có cái nhìn tổng quan và cụ thể nhất về nhà cung cấp của doanh nghiệp mình.
Đánh giá nhà cung cấp toàn diện với mô hình Carter 10Cs
1. Về mô hình Carter 10Cs
Carter 10C của mô hình đánh giá nhà cung cấp được phát triển bởi Ray Carter, được công nhận trên toàn thế giới, nhằm cung cấp một khuôn khổ toàn diện giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn nhà cung cấp của mình. Carter lần đầu tiên đưa ra 7C để đánh giá nhà cung cấp vào năm 1995 và sau đó đã thêm 3C bổ sung vào mô hình.
Mô hình Carter 10Cs gồm 10 chữ C nhằm xác định nhu cầu của doanh nghiệp bạn, giúp bạn tìm hiểu cách nhà cung cấp có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Từ đó chọn nhà cung cấp phù hợp cho doanh nghiệp.
Các chữ C trong mô hình Carter 10Cs là:
- Competence - Năng lực
- Capacity - Năng suất
- Commitment - Cam kết
- Control - Kiểm soát
- Cash - Tiền mặt
- Cost - Chi phí
- Consistency - Tính nhất quán
- Culture - Văn hóa
- Clean - Sự trong sạch
- Communication - Giao tiếp
10 C trong mô hình đại diện cho 10 yêu cầu của doanh với nhà cung cấp
2. Hướng dẫn đánh giá nhà cung cấp theo Carter 10Cs
2.1. Competence - Năng lực
Chữ “C” thứ nhất trong hướng dẫn đánh giá nhà cung cấp theo Carter 10CS là Competence - Năng lực.
Năng lực là tiêu chí cơ bản để trở thành một nhà cung cấp tốt. Nhà cung ứng cần chứng minh được năng lực thông qua bằng chứng chứ không chỉ là các giả định.
Vì vậy, hãy đánh giá kỹ lưỡng về khả năng của nhà cung cấp dựa trên cơ sở yêu cầu của bạn và của cả khách hàng.
Khi bạn đánh giá, hãy tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu và giá trị tương tự như bạn để đảm bảo rằng thông tin bạn thu thập có hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.
Nhà cung cấp tốt cần có năng lực
Bạn cần trả lời được những câu hỏi sau khi đánh giá năng lực nhà cung cấp:
- Các nhà cung cấp có các kỹ sư có năng lực và các nguồn lực hỗ trợ để hoàn thành công việc không?
- Trước đây có khách hàng nào của họ chuyển sang nhà cung cấp khác không? Nếu có, tại sao? Vấn đề họ gặp phải là gì?
2.2. Capacity - Khả năng
Capacit: Chỉ khả năng của nhà cung cấp xem liệu họ có đủ năng lực để có thể hoạt động linh hoạt, đáp ứng được những biến động của thị trường.
Bạn cần xét tới toàn bộ nguồn lực của nhà cung cấp (bao gồm nhân viên, thiết bị, kho chứa và nguyên vật liệu) xem nhà cung cấp có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của bạn không? Đặc biệt các cam kết với khách hàng có ràng buộc không? Nhà cung cấp của bạn có thể linh hoạt năng suất của họ để phù hợp với yêu cầu của bạn không?
Doanh nghiệp cần xem xét khả năng cung ứng của nhà cung cấp
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau khi đánh giá năng suất của nhà cung cấp:
- Các nhà cung cấp tiềm năng có trang thiết bị, nhân viên và nguyên vật liệu để đáp ứng yêu cầu của bạn không?
- Làm thế nào họ có thể đảm bảo cung cấp cho bạn lượng hàng hóa cần thiết nếu họ có nhiều khách hàng?
- Họ linh hoạt như thế nào khi ứng biến với những biến động xung quanh?
2.3. Commitment - Cam kết
Trong hướng dẫn đánh giá nhà cung cấp theo mô hình Carter 10CS không thể quên nhắc đến Commitment - Cam kết.
Cam kết là việc nhà cung cấp của bạn cần cung cấp bằng chứng rằng họ cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao. Một số tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9001 và Six Sigma là tiêu chuẩn quốc tế giúp chứng minh chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp.
Nhà cung cấp cũng cần thể hiện rằng họ sẽ thực hiện mọi điều khoản đã cam kết với bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang lập kế hoạch quan hệ lâu dài với nhà cung cấp.
Cam kết là yêu cầu then chốt đối với bất kỳ doanh nghiệp nào
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau khi đánh giá mức độ cam kết của nhà cung cấp:
- Họ cam kết xây dựng mối quan hệ lâu dài với bạn như thế nào?
- Họ cam kết sản xuất sản phẩm chất lượng cao như thế nào? Có ví dụ nào từ những khách hàng trước đây của họ không?
2.4. Control - Kiểm soát
Control - Kiểm soát. Bạn cần xem xét, truy vấn mức độ kiểm soát của nhà cung cấp này đối với các chính sách, quy trình, thủ tục và chuỗi cung ứng của họ.
Kiểm soát rất quan trọng. Đây là yếu tố ảnh hưởng chính tới quá trình và thủ tục nội bộ. Từ đó thu được thiết lập hồ sơ đầy đủ về nhà cung cấp và mức độ kiểm soát của nhà cung cấp.
Việc kiểm soát có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: Nhà cung cấp kiểm soát được bao nhiêu đối với việc nguồn nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp khác của họ trở nên khan hiếm hoặc thậm chí ngừng sản xuất.
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau khi đánh giá kiểm soát của nhà cung cấp:
- Họ có kiểm soát được đối với các chính sách, quy trình, thủ tục và chuỗi cung ứng tổng thể của họ không?
- Họ có thể đảm bảo được tính nhất quán và độ tin cậy không? Đặc biệt, nếu họ dựa vào các nguồn hàng khan hiếm hay được kiểm soát bởi một tổ chức khác?
2.5. Cash - Tiền mặt
Cash - Tiền mặt thể hiện tình hình tài chính của nhà cung cấp. Nhà cung cấp của bạn phải có tình trạng tài chính tốt để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa liên tục, hiệu quả. Các công ty có lợi thế về tiền mặt chiếm ưu thế hơn khi nền kinh tế vĩ mô có những biến động.
Nhà cung cấp cần có tình hình tài chính tốt để cung ứng hàng hóa liên tục
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau khi đánh giá mức độ cam kết của nhà cung cấp:
- Tình hình tài chính của các nhà cung cấp như thế nào?
- Họ có đủ sức khỏe về tài chính để chống chọi với những biến động trên thị trường không?
- Họ có bằng chứng để chứng minh tình trạng tài chính của họ không?
2.6. Cost - Chi phí
Cost - Chi phí xét tới giá thành của sản phẩm mà nhà cung cấp này đưa ra . Bạn có thể thấy thú vị khi thấy chi phí phải là ưu tiên số 1 mà lại nằm giữa danh sách đánh giá nhà cung cấp theo Carter 10Cs.
Bạn cần lưu ý rằng, các yếu tố khác, chẳng hạn như cam kết về chất lượng và sức khỏe tài chính, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn nhiều hơn là chi phí đơn thuần, đặc biệt nếu bạn đang phụ thuộc vào nhà cung cấp liên tục.
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau khi đánh giá chi phí của nhà cung cấp:
- Giá thành sản phẩm từ nhà cung cấp là bao nhiêu? So sánh mức chi phí này với các công ty khác mà bạn đang xem xét?
- Sản phẩm hoặc nguyên liệu có giá bao nhiêu?
2.7. Consistency - Tính nhất quán
Chữ C thứ 7 - Consistency trong hướng dẫn đánh giá nhà cung cấp theo mô hình Carter 10Cs mang nghĩa tính nhất quán.
Tính nhất quán xét tới việc làm thế nào để nhà cung cấp này đảm bảo rằng họ luôn cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ chất lượng cao trong suốt thời gian hợp đồng.
Không ai có thể hoàn hảo mọi lúc. Tuy nhiên, nhà cung cấp cần có các quy trình hoặc thủ tục để đảm bảo tính nhất quán. Hãy hỏi nhà cung cấp của bạn về cách tiếp cận của họ, yêu cầu họ thuyết trình và sản xuất sản phẩm mẫu, nếu có thể.
Nhà cung cấp đảm bảo sự đồng nhất về sản phẩm khi cung cấp cho khách hàng
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau khi đánh giá tính nhất quán của nhà cung cấp:
- Làm thế nào để các nhà cung cấp đảm bảo tính nhất quán của chất lượng sản phẩm và dịch vụ?
- Nếu có thể, họ có thể chứng minh cách họ làm không?
2.8. Culture - Văn hóa
Culture - Văn hóa thể hiện rằng một nhà cung cấp cần có cùng giá trị và cách thức hoạt động như khách hàng. Điều này giúp đảm bảo việc nhà cung cấp và doanh nghiệp bạn có chung giá trị để chia sẻ, nếu không mối quan hệ có thể trở nên căng thẳng trong tương lai, chỉ đơn giản là do sự va chạm trong các nền văn hóa khác nhau.
Các mối quan hệ kinh doanh tốt nhất dựa trên các giá trị phù hợp chặt chẽ tại nơi làm việc. Sự phù hợp sẽ giúp 2 bên có thể tìm được tiếng nói chung khi giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc có sự tương đồng trong những quyết định kinh doanh.
Nhà cung cấp và doanh nghiệp nên có chung một mục tiêu, giá trị để dễ dàng hợp tác
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau khi đánh giá văn hóa của nhà cung cấp:
- Bạn và các nhà cung cấp của bạn có chia sẻ những giá trị giống nhau không? Ví dụ: Bạn coi trọng mối quan hệ nhà cung cấp lâu dài hơn hay lợi nhuận từ việc hợp tác một lần?
- Bạn hoặc nhà cung cấp có kinh nghiệm hợp tác giữa các nền văn hóa không?
Ví dụ, các kỹ sư của cả hai bên có nói hai ngôn ngữ không?
2.9. Clean - Sự trong sạch
Clean - Trong sạch phản ánh việc nâng cao nhận thức về môi trường và đề cập đến cam kết của nhà cung cấp đối với tính bền vững cũng như việc tuân thủ luật môi trường. Việc sản xuất cần đi đôi với bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và đảm bảo chiến lược phát triển bền vững.
Hơn nữa tiêu chí này cũng đề cập đến cách cư xử của nhà cung cấp đối với mọi người hoặc các doanh nghiệp xung quanh.
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau khi đánh giá sự trong sạch của nhà cung cấp:
- Danh tiếng về đạo đức kinh doanh của nhà cung cấp? Nhà cung cấp của bạn có chính sách bền vững thích hợp không?
- Các nhà cung cấp có chiến lược phát triển xanh và bền vững không? Yêu cầu bằng chứng nếu có.
2.10. Communication - Giao tiếp
Communication - Giao tiếp: Bạn cần đánh giá về mức độ và kế hoạch giữ liên lạc của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp mình. Hai bên cần xác định công cụ nào để giao tiếp với nhau như qua email, điện thoại hay fax.
Biện pháp để liên lạc cũng bao gồm phần mềm và ứng dụng mà nhà cung cấp có. Cần xác định người phụ trách liên hệ với bạn và xem phương pháp giao tiếp được đề xuất có phù hợp với các phương pháp ưa thích của bạn không.
Điều quan trọng nữa là tìm hiểu cách nhà cung cấp sẽ xử lý thông tin liên lạc trong trường hợp xảy ra vấn đề đột xuất, cách họ thông báo và giải quyết vấn đề. Ví dụ: Nhà cung cấp sẽ mất bao lâu để thông báo cho bạn nếu có sự gián đoạn nguồn cung cấp? Cuộc giao tiếp đó sẽ diễn ra như thế nào? Và liệu bạn có thể tiếp cận quản lý cấp cao không, nếu bạn cần?
Đánh giá kế hoạch và cách thức mà nhà cung cấp giữ liên lạc với doanh nghiệp bạn
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau khi đánh giá việc giao tiếp với nhà cung cấp:
- Họ sẽ chỉ bắt đầu một cuộc đối thoại khi bạn yêu cầu, hay họ chủ động liên lạc khi cần thông báo tình trạng sản xuất?
- Bạn sẽ là người cuối cùng được thông báo khi có điều gì đó xảy ra trong chuỗi cung ứng?
- Họ sẽ liên hệ với ai và ai sẽ trả lời các câu hỏi và yêu cầu của bạn?
3. Đánh giá nhà cung cấp với SIR của CRIF D&B Việt Nam
Có thể thấy, việc đánh giá nhà cung cấp cần trải qua 10 bước theo mô hình Carter 10Cs để đảm bảo sự toàn diện và chính xác. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa doanh nghiệp cần thuê đội ngũ chuyên gia để thu thập những thông tin chính xác, giúp đánh giá hiệu quả.
Bởi vậy, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng giải pháp đánh giá chuyên nghiệp từ tập đoàn đánh giá tài chính - tín dụng hàng đầu thế giới, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bạn.
CRIF D&B Việt Nam cung cấp báo cáo đánh giá nhà cung cấp SIR, giúp doanh nghiệp đánh giá nhanh chóng, tổng thể với những số liệu đáng tin cậy, cập nhật về các nhà cung cấp.
SIR cung cấp các thông tin cơ bản của một doanh nghiệp và có chỉ số đánh giá nhà cung cấp SEI uy tín:
- SEI được tổng hợp của cơ sở dữ liệu thông tin của D&B về các công ty bao gồm thông tin thanh toán, khai báo công khai, nhân khẩu học và tài chính khi có sẵn.
- SEI không xác định được các doanh nghiệp ngừng kinh doanh, không xác định được khu vực, phá sản, tạm ngừng kinh doanh.
- SEI sử dụng khả năng phân tích D&B để phân loại các công ty Việt Nam thành phân khúc rủi ro từ 1-6, với 1 đại diện rủi ro thấp nhất và 6 là mức rủi ro cao nhất.
Bạn có thể tham khảo bài viết “Đánh giá nhà cung cấp với giải pháp của CRIF D&B Việt Nam” để tìm hiểu sâu hơn về giải pháp đánh giá với báo cáo SIR.
Giải pháp đánh giá nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam giúp tiết kiệm thời gian, chi phí
Hy vọng với hướng dẫn đánh giá nhà cung cấp theo mô hình Carters 10CS trên đây, bạn có thể áp dụng thành công cho doanh nghiệp mình.
Bên Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng giải pháp đánh giá nhà cung cấp thông minh của CRIF D&B Việt Nam. Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp đánh giá uy tín và nhiều lợi ích này, bạn có thể liên hệ:
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com