Đánh giá nhà cung cấp là một khâu quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết được những cách đánh giá nhà cung cấp tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu 2 cách đánh giá nhà cung cấp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
Đánh giá nhà cung cấp là mắt xích then chốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Thực trạng đánh giá nhà cung cấp hiện nay
Có thể thấy, hiện nay việc đánh giá nhà cung cấp còn là thách thức với nhiều doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn, họ có hệ thống các nhà nhà cung cấp làm việc thường xuyên, đồng thời cũng làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau nên thường có quy trình quản lý, đánh giá nhà cung cấp tiêu chuẩn, có hướng dẫn và quy trình cụ thể.
Ví dụ như Tập đoàn Intel - Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới có bề dày 52 năm lịch sử - đã xây dựng một hệ thống quản lý, đăng ký thông tin của các nhà cung cấp. Nhờ đó giúp ích rất nhiều trong việc quản lý và đánh giá chất lượng của các nhà cung cấp họ đang hợp tác.
Giao diện trang web đăng ký và quản lý nhà cung cấp của Intel
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đánh giá nhà cung cấp không phải là công việc dễ dàng. Do có ít nhà cung cấp nên thông thường, chỉ có một vài nhân viên phụ trách đánh giá nhà cung cấp, họ thường là nhân viên trực tiếp phụ trách hợp đồng của doanh nghiệp đó.
Nhiều khi những nhân viên đó không thể thu thập các thông tin cần thiết và chính xác để đánh giá khách quan nhất về chất lượng nhà cung cấp. Điều đó dẫn đến việc khó đánh giá và kiểm soát rủi ro sau khi ký kết hợp đồng.
2. 2 cách đánh giá nhà cung cấp và ưu nhược điểm của chúng
Có thể phân loại 2 cách đánh giá nhà cung cấp phổ biến nhất hiện nay: xây dựng một bộ phận thu mua chuyên trách trong công ty hoặc sử dụng dịch vụ giải pháp đánh giá chuyên nghiệp từ đơn vị thứ 3.
2.1. Xây dựng một bộ phận mua chuyên trách với quy mô tiêu chuẩn
Việc xây dựng một bộ phận riêng biệt phụ trách việc quản lý, đánh giá nhà cung cấp là một lựa chọn đối với các doanh nghiệp để chuyên môn hóa và tối ưu hóa hiệu quả.
Để xây dựng được bộ phận chuyên trách, các nhà quản lý cần xem xét thực hiện các bước sau:
- Lên bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp cần nhập.
- Lên thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn.
- Lên quy trình đánh giá bài bản.
- Kiểm soát chất lượng đánh giá.
- Thu thập thông tin các nhà cung cấp theo khung tiêu chí.
- Quản lý nhà cung cấp.
- Phân tích các rủi ro tiềm ẩn của nhà cung cấp.
Đồng thời, việc tự doanh nghiệp xây dựng bộ phận thu mua sẽ cần lượng lớn nhân sự với trình độ chuyên môn đảm bảo cho từng vị trí.
Ưu điểm:
- Doanh nghiệp tự kiểm soát được tiến trình của công việc, có thể chủ động trong việc đánh giá và quản lý.
Nhược điểm:
- Cần chi phí lớn để duy trì đội ngũ nhân sự chuyên trách.
- Cần thời gian hoạt động dài để có kinh nghiệm và sửa đổi cách làm cho phù hợp.
2.2. Sử dụng giải pháp quản lý nhà cung cấp chuyên nghiệp
Nếu doanh nghiệp nhận thấy không cần thiết phải thiết lập một bộ phận chuyên trách trong công ty nhưng vẫn cần đảm bảo tính chính xác và tính hiệu quả thì việc thuê các đơn vị chuyên nghiệp với các dịch vụ, chương trình quản lý nhà cung cấp chuyên nghiệp là một lựa chọn lý tưởng cho các nhà quản lý.
Doanh nghiệp khi liên hệ các công ty chuyên về cung cấp giải pháp quản lý nhà cung cấp sẽ được cung cấp các thông tin chính xác và kiểm soát nhà cung cấp dựa trên các dữ liệu có giá trị đã được kiểm chứng. Nhờ đó mà doanh nghiệp chỉ cần số lượng nhỏ nhân sự tham gia vào việc đánh giá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Ưu điểm:
- Sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp, đã được kiểm chứng về tính chính xác và hiệu quả cao.
- Tiết kiệm chi phí thuê nhân sự dành riêng cho việc đánh giá nhà cung cấp.
- Kiểm soát tốt các rủi ro từ nhà cung cấp.
- Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Doanh nghiệp phải phụ thuộc vào đơn vị cung cấp giải pháp trong việc quản lý nhà cung cấp.
Sử dụng dịch vụ đánh giá chuyên nghiệp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí
3. Giải pháp quản lý nhà cung cấp chuyên nghiệp của CRIF D&B Việt Nam
CRIF D&B Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp thông tin kinh tế, chấm điểm tín dụng và giải pháp quyết định kinh doanh, thuộc Dun & Bradstreet (D&B), tập đoàn cung cấp dữ liệu thương mại, phân tích quyết định kinh doanh hàng đầu thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ với lịch sử gần 180 năm.
CRIF D&B Việt Nam cung cấp giải pháp quản lý nhà cung cấp chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế. Giải pháp của CRIF D&B giúp chứng nhận, giám sát, phân tích và giảm thiểu rủi ro gián đoạn nhà cung cấp trong suốt vòng đời của các nhà cung cấp. Dịch vụ quản lý rủi ro có hệ thống và liên tục nhằm mang lại sự ổn định, liên tục và mang tính dự đoán sâu sắc cho doanh nghiệp.
Nếu có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về cách đánh giá nhà cung cấp với giải pháp của CRIF D&B Việt Nam, bạn có thể tham khảo tại bài viết:
CRIF D&B Việt Nam cung cấp giải pháp đánh giá nhà cung cấp chuyên nghiệp
Đánh giá nhà cung cấp cần dựa trên thông tin chính xác và đáng tin cậy, được cập nhật thường xuyên, liên tục. Để giải quyết vấn đề này và nhận được tư vấn chuyên sâu về giải pháp hay cách đánh giá nhà cung cấp, hãy liên hệ CRIF D&B Việt Nam được tư vấn chi tiết:
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com