Cách thực hiện BÁO CÁO phân tích đối thủ cạnh tranh

Báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những tài liệu tất yếu mà mỗi nhà phân tích cần tổng hợp để giúp doanh nghiệp đánh giá được đối thủ cạnh tranh.

Vậy có những cách thực hiện báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả nào đang được các nhà quản lý ưu tiên sử dụng hiện nay?

Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn một số phương pháp xây dựng báo cáo phân tích đối thủ, từ đó đưa ra những kế hoạch cạnh tranh hiệu quả và kịp thời!

Có bảng biểu trong báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh giúp việc đọc thông tin dễ dàng hơn

1. Tại sao doanh nghiệp cần có báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh?

Báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh là một bản tổng hợp thông tin của các đối thủ cạnh tranh và các đánh giá của doanh nghiệp về các đối thủ trên thị trường. Báo cáo với mục đích nhằm đưa ra được các chiến lược cạnh tranh, phát triển phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Thông thường, một báo cáo phân tích cạnh tranh sẽ bao gồm:

  • Mô tả về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Thông tin chi tiết về các tính năng của sản phẩm của bạn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • Bảng phân tích về thị phần, doanh số và doanh thu hiện tại và dự kiến.
  • So sánh các mô hình định giá.
  • Phân tích chiến lược tiếp thị và chiến lược truyền thông xã hội.
  • Mô tả xếp hạng của khách hàng về các tính năng của từng đối thủ cạnh tranh.

Một bản báo cáo đầy đủ thông tin của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bạn đưa ra những chiến lược tiếp thị, kinh doanh hiệu quả, củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh. 

2. Các thành phần cần có của một báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh

Thông thường, các báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ gồm có 5 phần chính. Cụ thể như sau:

2.1. Tổng quan về đối thủ cạnh tranh

Phần đầu tiên trong báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh là tổng quan về doanh nghiệp đối thủ. 

Phần này bao gồm thông tin chung và hồ sơ doanh nghiệp của các đối thủ cạnh tranh. Mỗi hồ sơ đối thủ cạnh tranh bao gồm một số thông tin nhất định:

  • Doanh thu và thị phần của công ty đối thủ.
  • Quy mô của công ty và thông tin về đội ngũ quản lý của họ.
  • Điểm mạnh và điểm yếu của công ty.
  • Tổng quan về cách công ty được khách hàng nhìn nhận.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu những thông tin khác tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.,

Tổng quan doanh nghiệp đối thủ là bước đầu tiên khi thực hiện báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh

Tổng quan doanh nghiệp đối thủ là bước đầu tiên khi thực hiện báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh

2.2. Thông tin về thị trường và ngành

Phần thứ 2 trong báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh là thông tin về thị trường và ngành.

Nghiên cứu thị trường có thể giúp bạn tập hợp các đặc điểm của tệp khách hàng, xác định cơ hội phát triển và nhận ra xu hướng trong ngành, từ đó hoạch định các quyết định kinh doanh và tiếp thị.

Đồng thời cho phép bạn lập kế hoạch cho bất kỳ sự thay đổi nào có thể làm gián đoạn thị trường.

Bạn có thể tiến hành nghiên cứu thị trường sơ cấp:

  • Phỏng vấn khách hàng.
  • Khảo sát trực tuyến hoặc bảng câu hỏi.
  • Các nhóm tập trung trực tiếp.
  • Mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để học kinh nghiệm đóng gói và giao hàng.

Hoặc nghiên cứu thị trường thứ cấp, bằng cách:

  • Đọc hồ sơ công ty.
  • Xem xét các điều kiện tài chính của đối thủ.
  • Nghiên cứu việc áp dụng công nghệ của đối thủ. 

2.3. So sánh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và đối thủ

So sánh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ

So sánh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ

So sánh về sản phẩm, dịch vụ được cho là 1 trong 2 phần quan trọng nhất khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh.

Việc chia nhỏ sản phẩm của bạn và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh theo từng tính năng sẽ cho phép bạn biết điều gì thực sự khiến cho doanh nghiệp bạn trở nên khác biệt.

Ngoài các tính năng cụ thể của sản phẩm, đây là một số thuộc tính mà bạn có thể so sánh: 

  • Giá bán
  • Giao hàng, đóng gói
  • Chất lượng sản phẩm
  • Số lượng tính năng
  • Kênh phân phối
  • Bảo hành
  • Dịch vụ khách hàng
  • Thương hiệu / phong cách / hình ảnh

2.4. Phân tích SWOT đối thủ cạnh tranh

Phân tích SWOT là một khuôn khổ để đánh giá vị thế cạnh tranh của bạn bằng cách liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cũng như cơ hội và thách thức với doanh nghiệp bạn.

SWOT hoạt động giống như một bản tóm tắt ngắn của báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh cho những ai không có thời gian để tìm hiểu chi tiết.

Bạn cần lưu ý 4 yếu tố dưới đây để hoàn thành bảng phân tích SWOT: 

  • Điểm mạnh: Đối thủ đang làm gì thực sự tốt (về tiếp thị, sản phẩm, bán hàng, xây dựng thương hiệu, công nghệ, v.v.)?
  • Điểm yếu: Đối thủ đang gặp khó khăn gì? 
  • Cơ hội: Đâu là lĩnh vực yếu nhất đối với đối thủ cạnh tranh của bạn? Có bất kỳ khoảng trống nào trên thị trường hiện chưa được giải quyết không? Thị trường có những biến động nào gần đây?
  • Thách thức: Điều gì đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn doanh nghiệp bạn? Họ đang phát triển những sản phẩm / tính năng mới nào? 

SWOT là công cụ hỗ trợ đắc lực để báo cáo kết quả phân tích đối thủ cạnh tranh

SWOT là công cụ hỗ trợ đắc lực để báo cáo kết quả phân tích đối thủ cạnh tranh

Xem thêm: Phân tích đối thủ cạnh tranh bằng mô hình SWOT

2.5. Phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là những ưu thế của doanh nghiệp bạn mà đối thủ không có, là lý do tại sao khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn chứ không phải đối thủ.

Việc nghiên cứu lợi thế cạnh tranh có thể giúp bạn tìm ra sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh có gì độc đáo. Từ đó bạn có thể sử dụng thông tin này để cải thiện hơn nữa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Ma trận BCG là một trong những công cụ phổ biến để phân tích lợi thế cạnh tranh.

BCG là công cụ phổ biến để phân tích lợi thế cạnh tranh

BCG là công cụ phổ biến để phân tích lợi thế cạnh tranh

3. Những lưu ý để có mẫu báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh tốt

Về mặt nội dung:

  • Thực hiện các bước thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh. 
  • Thu thập các thông tin hữu ích, có giá trị và phù hợp với bối cảnh phân tích.
  • Sắp xếp các nội dung phân tích theo nhóm các tiêu chí phù hợp. 

Về mặt trình bày: 

  • Tối ưu các thông tin bằng bảng biểu, đồ thị, hình ảnh.
  • Sử dụng cùng một kiểu phông chữ cho tiêu đề, tiêu đề phụ và văn bản nội dung của bạn (với không quá 2-3 kiểu phông chữ cho mỗi báo cáo).
  • Sử dụng cùng một bảng màu trong suốt báo cáo của bạn (với một màu nổi bật để thu hút sự chú ý đến những điểm chính và những con số quan trọng).

Trên đây bài viết đã chia sẻ những hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh cho doanh nghiệp để giúp các nhà quản trị ra quyết định kinh doanh hiệu quả. 

Tuy nhiên, để có thể tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần có được các thông tin chính xác về đối thủ. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ do tính bảo mật của nhiều doanh nghiệp. Bởi vậy, sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của CRIF D&B Việt Nam là một giải pháp lý tưởng. 

CRIF D&B Việt Nam cung cấp 2 giải pháp hữu ích dưới đây:

  • D&B Hoovers: Danh bạ doanh nghiệp toàn cầu, cung cấp những gói thông tin dữ liệu của hơn 120 triệu doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Nhờ đó, bạn có thể thu thập được các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp trong những lĩnh vực nhất định cả trong và ngoài nước. 
  • Báo cáo BIR: Báo cáo thông tin doanh nghiệp cung cấp các thông tin chi tiết về doanh nghiệp như tình hình tài chính, quy mô, lịch sử hình thành…, giúp doanh nghiệp bạn có thông tin chính xác để phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh. 

Dịch vụ báo cáo BIR của CRIF D&B Việt Nam tối ưu hóa quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Dịch vụ báo cáo BIR của CRIF D&B Việt Nam tối ưu hóa quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Để tìm hiểu chi tiết về giải pháp thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh thông minh trên, bạn có thể liên hệ trụ sở CRIF D&B Việt Nam: 

Đang gửi....
0 Bình luận

Bài viết liên quan

Tin tức & sự kiện

Copyright © 2019 CRIF D&B VIETNAM LLC - All Rights Reserved.