TTO - Trong đợt dịch thứ 4 (tính từ ngày 27-4 đến nay), cả nước ghi nhận trên 571.000 ca COVID-19, trên 335.000 người đã khỏi và trên 14.000 người đã tử vong.
Bác sĩ quân y Nguyễn Thái Trị, trưởng trạm y tế lưu động phường 14, quận Bình Thạnh, TP.HCM, phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà sáng 9-9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trong bối cảnh dịch phức tạp và các địa phương phải giãn cách xã hội để chống dịch, vấn đề trợ cấp, hỗ trợ cho người bị mất việc, ngừng việc do dịch COVID-19 như thế nào là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Từ 9h sáng nay, bạn đọc có thể đón xem trả lời của cơ quan bảo hiểm trên Tuổi Trẻ Online.
"Các địa phương cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện sản xuất kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh và điều kiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh, chủ động quyết định việc cho phép doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trở lại khi đáp ứng điều kiện an toàn phòng, chống dịch" - nghị quyết ngày 9-9 của Chính phủ cho biết.
Nghị quyết yêu cầu hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhưng phải an toàn phòng, chống dịch.
Huy động tối đa các nguồn lực, hợp tác công tư hỗ trợ cho người lao động tại doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho người lao động, không tạo ra các loại giấy phép “con”, các điều kiện cản trở lưu thông hàng hóa, không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Đến đầu tháng 9, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác nhận danh sách trên 795.160 người lao động của trên 29.300 đơn vị hưởng các chính sách hỗ trợ, gồm 613.170 người tạm hoãn hợp đồng lao động, hàng trăm ngàn người phải ngừng việc, mất việc...
Hiện chưa tính toán hết số người lao động phải ngừng việc, mất việc, ảnh hưởng sinh kế trong dịch COVID-19. Trong đó khó khăn nhất là lao động tự do, tiểu thương... Từ 9h sáng nay 10-9, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ trả lời trên Tuổi Trẻ Online về chính sách hỗ trợ cho người lao động có bảo hiểm bị mất việc, ngừng việc, về trợ cấp thất nghiệp...
Đề nghị Chính phủ tăng trợ cấp chống dịch cho nhân viên y tế
Theo thông tin từ Bộ Y tế, bộ trưởng Bộ Y tế đã giao Vụ Pháp chế là đầu mối xây dựng chính sách trợ cấp mới cho nhân viên y tế.
Cụ thể, trong tờ trình vừa gửi Chính phủ về chế độ trợ cấp trong phòng chống dịch, Bộ Y tế đề nghị nâng mức trợ cấp chống dịch lên gấp đôi so với hiện hành cho người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người nhiễm và nghi nhiễm COVID-19, tức là 600.000 đồng/người/ngày, gấp đôi so với hiện nay.
Các nhóm nhân viên y tế tham gia điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phân tích mẫu... tại cơ sở y tế, xử lý môi trường y tế được đề nghị tăng trợ cấp từ 300.000 đồng/người/ngày hiện nay lên mức 400.000 đồng/người/ngày.
Người vận chuyển mẫu bệnh phẩm, vận chuyển người bệnh, vận chuyển người tử vong do COVID-19, giám sát và theo dõi dịch tễ tại xã phường được đề nghị nâng trợ cấp từ 200.000 đồng/người/ngày hiện nay lên gấp đôi.
Đội vận chuyển cấp cứu 115 hiện đang nhận mức trợ cấp 150.000 đồng/người/ngày được đề nghị lên 300.000-400.000 đồng/người/ngày. Các nhóm đang được trợ cấp mức 130.000 đồng/người/ngày được đề nghị nâng lên mức 200.000 đồng/người/ngày, đồng thời nâng mức tiền ăn cho nhân viên y tế tham gia chống dịch từ 80.000 đồng/người/ngày hiện nay lên 150.000 đồng/người/ngày.
Với học sinh sinh viên tham gia chống dịch, Bộ Y tế đề nghị hỗ trợ 190.000 đồng/người/ngày cho tiền ăn và sinh hoạt phí. Đối với các bệnh viện tự chủ tài chính nhưng hiện phải cử nhân viên y tế tham gia chống dịch, không có nguồn thu tại chỗ, đề nghị ngân sách hỗ trợ kinh phí hoạt động, đồng thời đề nghị trợ cấp độc hại cho nhân viên y tế.
Cho đến nay đã có trên 17.000 nhân viên y tế, học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng y khoa toàn quốc tham gia chi viện cho các tỉnh phía Nam chống dịch. Tại các tỉnh thành có dịch, số lượng nhân viên y tế đang trực tiếp làm nhiệm vụ tuyến đầu cũng lên tới hàng chục ngàn.
Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết đến nay đã có các gói hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm cho y bác sĩ, hỗ trợ "gói dinh dưỡng" trị giá 1 triệu/đợt cho nhân viên y tế phục hồi sức khỏe. Trên 1.200 y bác sĩ bị nhiễm COVID-19 đã được hỗ trợ mức 10.000.000 đồng/người.
Tuy nhiên, các mức hỗ trợ hiện có cho y bác sĩ, người tham gia chống dịch còn ít ỏi, trong khi đã có hàng ngàn nhân viên y tế nhiễm bệnh và 3 người đã tử vong do nhiễm bệnh trong quá trình chống dịch. Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và TP.HCM đề nghị hoàn thiện hồ sơ, đề nghị phong tặng danh hiệu liệt sĩ cho 3 y bác sĩ này.
Trong đợt dịch thứ 4 (tính từ ngày 27-4 đến nay), cả nước ghi nhận trên 571.000 ca COVID-19, trên 335.000 người đã khỏi và trên 14.000 người đã tử vong.
15 tỉnh thành có số mắc, số tử vong cao nhất đợt này:
Nguồn: https://tuoitre.vn/ban-tin-sang-10-9-571-000-ca-mac-335-000-nguoi-khoi-benh-trong-dot-dich-thu-4-20210909215431509.htm
Liên hệ với CRIF D&B Việt Nam để được tư vấn:
-
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
-
Hotline: 02839117288
-
Email: csvietnam@crif.com
-
Website: https://dnbvietnam.com